Nghệ thuật bonsai, cây cảnh - Hải Phong

  VRS trân trọng giới thiệu cuốn sách "Nghệ thuật bon sai cây cảnh" của tác giả Hải Phong. Đây là cuốn sách chuyên giới thiệu về tạo hình bonsai, cây cảnh và quan niệm thẩm mỹ. Nội dung chủ yếu của nó là thuật rõ việc tạo hình bonsai từ cục bộ tới tổng thể và các trường phái phong cách của nó: giới thiệu việc thiết kế cấu tứ và kỹ thuật chế tác trong tạo hình bonsai. Nội dung phong phú, hình hoạ đa dạng, góp cả tính tri thức, thú vị và tính thực dụng vào làm một. Phù hợp cho cả những người làm bonsai chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, những người yêu thích bonsai đọc tham khảo.
Read more…

Trồng hoa Lan - KS. Nguyễn Công Nghiệp

  Cuốn sách "Trồng hoa Lan" của tác giả: K.S Nguyễn Công Nghiệp trình bày các nội dung cơ bản sau:
1. Những thuận lợi cơ bản cho việc trồng lan ở Việt Nam
2. Hiệu quả kinh tế của hoa Lan đối với nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam
3. Hình thái giải phẫu
4. Các tiêu chuẩn để định giá trị một loàilan
5. Lan rừng nam Việt Nam
6. Các điều kiện cơ bản để trồng lan
7. Cách trồng một số loài lan hiện có ở thành phố Hồ Chí Minh
8. Dinh dưỡng và phân bón
9. Sâu bệnh
10. Sự ra hoa của lan
11. Sự lai
12. Các cách nhân giống
Read more…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Hoa hồng rất đẹp, biểu tượng của tình yêu - Ảnh minh hoạ

   Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm có thể gửi email về: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Xin cảm ơn quý bạn đọc.
Read more…

Tài liệu - Trồng hoa ngày tết - Chu Thị Thơm - Phan Thị Lài -

Trồng hoa ngày tết đem lại thu nhập cao cho bà con - Ảnh minh hoạ: phunununet
   Nghề trồng hoa và cây cảnh là một nghề đã có ở nước ta từ lâu đời. Cho tới nay, do điều kiện sống ngày càng được cải thiện, kinh tế của nhiều gia đình ngày một phát đạt nên nhu cầu về tinh thần ngày một lớn, do đó nhu cầu tiêu thụ hoa trong ngày lễ tết cùng ngày một tăng. Vì vậy, trồng hoa trở thành một nghề được nhiều người quan tâm.
   Cuốn sách  "Trồng hoa ngày tết" sẽ trình bày các kiến thức cơ bản về trồng hoa ngoài trời và trong nhà, cách chăm bón và làm cho hoa nở đúng vào dịp Tết. Điều này rất quan trọng đối với các hộ trồng hoa, giúp cho họ có thêm các hiểu biết về kỹ thuật trồng các loại hoa nhằm phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết đồng thời có cơ hội để tăng thêm thu nhập, cải thiện điều kiện trong gia đình.

Read more…

Kỹ thuật trồng hoa lily trong chậu

Hoa lily - Ảnh: blog.chaobuoisang.net
I. GIỚI THIỆU
   Hoa lily là một trong những loại hoa có giá trị kinh tế cao, được xếp vào nhóm hoa cao cấp, màu sắc đẹp, hoa thơm, lâu tàn, được ưa chuộng trên thế giới. Ở Việt Nam, lily được trồng chủ yếu ở Đà Lạt. Từ năm 2001 lily bắt đầu được trồng ở các tỉnh phía Bắc, với diện tích và quy mô trồng đang tăng lên nhanh chóng.
  Hoa ly thường được người dân dùng trong các dịp lễ tết, đặc biệt là dịp tết Nguyên Đán. Người trồng hoa ly nếu đúng dịp này sẽ có doanh thu cao nhất.

  Gần đây, ngày càng có nhiều chơi hoa và thưởng hoa tại nhà, đặc biệt là nhu cầu tự trồng hoa tại nhà. Việc trồng hoa tại nhà hay ở chỗ chúng ta có thể quan sát tỉ mỉ đến loại hoa mình trồng. Điều đó cũng là một thú vui giúp thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, hoa là loài cây yêu cầu sự chăm sóc rất lớn từ người trồng hoa. Do vậy, để hoa trổ bông là công việc khá phức tạp đòi hỏi người trồng phải có kiến thức và sự chăm sóc cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu này, VRS xin giới thiệu tới quý bạn đọc - những người yêu hoa và có điều kiện trồng hoa tại nhà kỹ thuật trồng hoa lily trong chậu để quý bạn đọc có thể trồng tại nhà loại hoa này.

II. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC 

1. Thời vụ trồng
   Đối với các tỉnh phía Bắc trồng lily chậu chủ yếu ở vụ Đông T10-T11 (23-29/9 âm lịch) để thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngoài ra có thể trồng vụ Đông Xuân T11- T12 để thu hoạch vào dịp 8/3.

2. Chuẩn bị nhà che
   Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, nên trồng lily chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà hiện đại, nhà đơn giản hoặc che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

3. Chuẩn bị giá thể trồng lily chậu
- Yêu cầu: tơi xốp, thoát nước tốt, không chứa mầm bệnh hại. Hàm lượng muối: EC=0,5-0,8mS/cm, pH=5,5-6,5
- Giá thể: Đất (phù sa) + xơ dừa + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 1:2:1 (về thể tích). 
- Trước khi trồng, giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% hoặc Daconil pha theo tỷ lệ 1/80 - 1/100 lần phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 3-5 ngày, sau 1-2 ngày là trồng được. 

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
4.1. Chọn củ giống
   Củ giống đem trồng có chu vi là 16/18cm, 18/20cm hoặc >20cm. 

4.2. Kỹ thuật trồng
a, Xử lý nấm bệnh củ giống trước khi trồng:
  Dùng Daconil 75WP hoặc Rhidomil Gold 68%WP (pha tỷ lệ 20-25g/10 lít nước), ngâm củ 10-15 phút, sau đó vớt củ, để ráo nước rồi đem trồng.
b, Kỹ thuật trồng
- Dùng chậu nhựa hoặc chậu sứ có kích thước 22 x 16 x 25 cm trồng 3 củ/chậu; 32 x 20 x 30 cm trồng 5 củ/chậu.
- Cách trồng: Cho giá thể vào chậu (dày tối thiểu 8cm), đặt củ sao cho mầm củ quay ra phía ngoài sau đó phủ giá thể dày 8-10 cm (tính từ đỉnh củ). Khi trồng xong phải tưới nước thật đẫm đảm bảo độ ẩm cho củ và giá thể. Xếp chậu với chậu cách nhau 10 - 15cm (tính từ mép chậu). Để tiện chăm sóc nên xếp 4 chậu/hàng với chậu 3 cây và 3 chậu/hàng với chậu 5 cây.

4.4. Kỹ thuật tưới nước
- Luôn phải giữ ẩm cho giá thể trong suốt quá trình trồng
- Tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt
- Kinh nghiệm kiểm tra lượng nước tưới vừa đủ: Bóp chặt 1 nắm giá thể sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, giá thể không bị tơi ra.

4.5. Kỹ thuật che giảm và chiếu sáng bổ sung sau trồng
- Che lưới đen: dùng 1 hoặc 2 lớp lưới đen (tùy theo điều kiện từng năm) che cách chậu từ 2,0 - 2,5m. Sau 15-20 ngày, tiến hành bỏ lưới đen ra. Tùy theo điều kiện thời tiết những ngày nắng nóng thì có thể kéo lưới đen lại.
- Bổ sung ánh sáng: sau trồng 35 - 45 ngày, cần chiếu sáng bổ sung 3h (18 - 21h) mỗi ngày, liên tục trong 20 ngày để giảm tỷ lệ thui nụ, nụ biến dạng.
4.6. Kỹ thuật bón phân
- Sau trồng 3 tuần (cây lily cao 15 - 20cm) thì tiến hành bón thúc. Sử dụng phân Đầu Trâu có thành phần N-P-K (20-20-15+ Te) pha loãng 1kg/250 lít nước hoặc để tưới cho 600 chậu 3 cây (100 m2). Định kỳ 5-7 ngày/1 lần.
- Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa, khi cây đã mở lá (20 - 25 ngày sau trồng) có thể phun một số phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng như: Atonik, Đầu Trâu (502, 901, 902), phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần.

III. THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HOA
- Khi chậu có 1 nụ trắng chuyển hồng (khoảng 80 ngày sau trồng) có thể đưa đi sử dụng. Nếu vận chuyển đi xa xếp chậu khít chặt nhau để giảm va đập khi vận chuyển. Có thể dùng bao hoa bao những nụ hoa to lại trước khi vận chuyển.
- Trong quá trình sử dụng để chậu hoa ra ngoài ánh sáng 1-2h (8-10h sáng) mỗi ngày. Tùy vào độ ẩm của chậu có thể 2-3 ngày tưới/1 lần.

VI. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu hại: Lily rất ít bị sâu hại, một số loại sâu hại chính là:
1.1. Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.
- Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui hoặc dị dạng.
- Sử dụng Actara 25WG liều lượng 1g/bình 8 lít (25-30g/ha), Suprathion 40EC liều lượng 10-15 ml/bình 8 lít, ...

1.2. Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám)
- Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ. 
- Sử dụng Suprathion 40 EC liều lượng 10 -15 ml/bình 8 lít; Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 8 lít.

2. Bệnh hại
2.1 Bệnh thối củ, vảy củ (Fusarium)
- Cây ngừng sinh trưởng, bộ lá xanh nhợt đi. Trên vảy củ và phần dưới thân cây sát củ xuất hiện chấm màu nâu và phát triển rộng làm thối củ.
- Khi mới chớm bệnh có thể dùng Daconil 75WP tưới vào gốc cây với liều lượng 10g/8l nước; Anvil 10-15g/8l nước. Nếu bệnh nặng nên nhổ bỏ tránh lây sang cây khác.
2.2. Bệnh teo, rụng nụ
- Khi nụ hoa mọc dài 1-2cm có màu xanh nhạt dần dần chuyển màu vàng và làm rụng nụ. Đôi khi trong quá trình phát triển cũng gặp hiện tượng nụ hoa chuyển hoàn toàn sang màu trắng, khô, teo lại và rụng.
- Do vậy, cải thiện bằng cách chiếu sáng đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới, cải tạo đất... có thể khắc phục được hiện tượng này.

III. Videos hướng dẫn:


IV. Nguồn bài viết: 

1. Nhóm tác giả: ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ, ThS. Bùi Thị Hồng, TS. Trịnh Khắc Quang, TS. Đặng Văn Đông
2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả
3. Nguồn gốc xuất xứ:
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủng loại hoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc”. 
4. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho các tỉnh phía Bắc
5. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất hoa lily chậu

Read more…

Kỹ thuật trồng hoa lay ơn

Ảnh: Hoa lay ơn - nguồn: Internet
I/ Giới thiệu chung 

- Tên khoa học: Gladiolus Communis. 

- Họ: Iridaceae (Họ layơn). 
- Là cây thân thảo, sống nhiều năm, thân giả được tạo bỡi các bẹ lá, lá xếp thành 2 dãy, mọc thẳng đứng. Hoa nở trong những cụm hoa hình xim. Hoa tươi từ 10 – 15 ngày. 

II/ Kỹ thuật trồng 
2.1.Các giống hoa layơn trồng phổ biến 
- Layơn trắng. 
- Layơn phấn hồng, phấn hồng lùn. 
- Layơn tím đậm, tím nhạt. 
- Layơn đỏ. 
- Layơn vàng. 
- Layơn san hô. 

2.2.Thời vụ 
- Các vùng lạnh có thể trồng quanh năm. 
- Các tỉnh miền nam trồng trong vụ đông xuân, hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, chủ yếu phục vụ dịp tết nguyên đán. 

2.3.Làm đất 
- Đất được cày, bừa kỹ. Làm sạch cỏ dại và tàn dư của cây vụ trước 
- Chọn những chân đất tốt, chủ động nguồn nước, khu vực nắng tốt, thông thoáng để trồng layơn 
- Thời gian đất nghỉ của vụ trước đến khi trồng layơn ít nhất 20 ngày. 
- Vệ sinh đất: 
   + Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày. 
   + Bón vôi cho đất: 80 – 100 kg/công, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt. 
   + Thông thường trồng layơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc. 
   + Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0.8 m x chiều dài vườn (ruộng) 
   + K/c giữa các liếp 50 cm. 
   + K/c trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm 
-Độ sâu trồng củ: 10 cm 



2.4.Phân bón 

Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 như sau: 

- Phân hữu cơ hoai mục 1,2 tấn. 
- Phân Urê 75 – 90 kg. 
- Phân Super lân 60 kg. 
- Phân KCl: 15 – 20 kg. 
- Bổ sung thêm ít vi lượng như Cu, Mg, Zn. 
   + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + ¾ phân lân + 10 kg đạm + 6kg KCl 
   + Bón thúc: Sau khi cây được 2 lá thì bón phần phân lân còn lại. Cứ sau 10 – 15 ngày bón thúc cho cây 1 lần. 
   + Bón thúc lần 2: 10 kg Urê+ 3 kg Kali 
   + Bón thúc lần 3: 15 kg Urê + 6 kg Kali 

2.5.Chăm sóc 
- Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày. 
- Sau khi trồng 7 – 10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20 – 25 ngày, ta lặt bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất). Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, không được làm long gốc cây. 
- Vun gốc: lần 1 khi cây được 3 lá. 
- Lần 2 khi cây cao khoảng 50 cm, đồng thời cắm cọc để cây không bị đổ ngã. 

------------------------------------------------------------
(*) Một số bệnh hại phổ biến trên cây hoa layơn: 
------------------------------------------------------------

- Bệnh trắng lá: do nấm Septoria sp. gây ra. Thường gây hại trên lá già hoặc lá bánh tẻ, ban đầu vết bệnh chỉ như mũi kim chân , sau đó lan dần. Sử dụng Anvil 5 SC để phun phòng trị. 
- Bệnh thối xám: do nấm Sclerotinia sp. gây ra, vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn (không có mùi), bệnh làm thối lá, vàng lá và thân. Sử dụng Daconil 500 SC để phun phòng trị. Hoặc sử dụng Benlate để xử lý củ layơn với nồng độ 2‰ trong thời gian 30 phút để phòng bệnh thối xám.
- Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân. 
- Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa.

2.6.Thu hoạch
- Tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà ta có thể thu haọch hoa sớm hay muộn. Thông thường, khi có 1 – 2 búp hé nở là thu hoạch được.
- Khi cắt hoa cần để lại 2 – 3 lá để nuôi củ giống sau này.
- Cắt xong, dùng giấy báo hoặc giấy ximăng bao lại, để trong bóng tối và khuất gió, sau đó cho vào xô nước để bảo quản hoa.

Theo Lê Thị Nghiêm
Read more…