Hỏi đáp: Bệnh TYLCV trên cà chua là bệnh gì?

------------------
Nông dân hỏi:
------------------
Hiện tượng xoăn lá cà chua có phải bệnh khảm hay không? Làm sao phân biệt được với bệnh khảm? Vết bệnh trên lá có phải là bệnh thán thư không? Bệnh TYLCV là gì?
------------------------
Chuyên gia trả lời:
------------------------
Read more…

Chia sẻ - Kinh nghiệm diệt sâu vẽ bùa bằng tay

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------

   Gần đây cây rau cải, cây đậu cove, cây bí xanh,... ở nhà chúng tôi thường xuất hiện một chứng bệnh rất lạ đó là trên lá xuất hiện những đường nhỏ như sợi chỉ, có khi lớn cỡ chân nhang ngoằn ngèo, mầu trắng bạc. Nếu bị nặng thì trên lá có nhiều đường chằng chịt hòa lẫn vào nhau thành từng đám, làm cho cây bị còi cọc, cho ít trái, trái nhỏ... Đó là loại sâu gì?
   Xin hỏi biện pháp diệt thủ công và biện pháp hoá học?
Read more…

Hỏi - đáp: Cách xâm nhập của thuốc bảo vệ thực vật? Loại thuốc trừ sâu sinh học nào có thể mua trên thị trường?

Bao bì (vỏ) thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh: laodong.com.vn
----------------
Nông dân hỏi:

----------------
- Xin chuyên gia cho biết cách xâm nhập của thuốc bảo vệ thực vật vào cơ thể sinh vật?

- Trên thị trường hiện đang tồn tại loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học thế hệ mới. Xin chuyên gia cho biết loại nào đang có bán trên thị trường?
---------------------
Chuyên gia trả lời:
---------------------
- Thuốc bảo vệ có tác dụng phòng ngừa và chữa trị các loại sâu, bệnh, cỏ dại, chuột,... gây hại đối với cây trồng. 
+ Đối với côn trùng gây hại, thuốc trừ sâu xâm nhập vào cơ thể côn trùng chủ yếu qua miệng, qua da và qua lỗ thở. 

+ Thuốc trừ bệnh xâm nhập vào tế bào vi sinh vật chủ yếu do sự thẩm thấu của các chất độc qua vách và màng tế bào chất. Một số loại thuốc có tính thấm sâu hay nội hấp tức là thuốc có thể xuyên thấu qua vách tế báo cây trồng để vào mạch nhựa và dẫn truyền đến các bộ phận khác của cây. 
+ Thuốc trừ cỏ xâm nhập qua lá, đỉnh sinh trưởng và qua tầng lông hút rễ cây cỏ. 

+ Thuốc trừ chuột xâm nhập qua đường miệng vào hệ thống tiêu hoá và vào máu. Rất ít khi đi qua lông hay da của chuột.

- Hiện nay, trên thị trường đã và đang tồn tại loại thuốc trừ sâu thảo mộc, sinh học. Loại thuốc này ra đời nhằm mục đích đảm bảo sức khoẻ của con người, vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường,... Đây là những hợp chất được chiết xuất từ những vi sinh vật gây hại cho chúng. Thuốc trừ sâu sinh học có khả năng làm thay đổi quá trình phát triển sinh học bình thường của sâu hại theo chiều hướng bất lợi đối với côn trùng. Các hợp chất đã được nghiên cứu thành công và được bày bán trên thị trường là: Các hóc môn gây cản trở quá trình phát triển biến thái ở côn trùng, chất dẫn dụ sinh dục, các vi khuẩn phá hoại đường ruột của sâu non. Đó là các loại sau:
+ Hóc môn chống lột xác: 
   Các chất này tác động lên côn trùng ở một thời điểm nhất định trong vòng đời của chúng, ngăn cản sự tổng hợp chất tạo vỏ bọc của sâu non.
   . Trebon 10EC, Applaud 40SC, Butyl 10WPI dùng để trừ các loại rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng, rầy chổng cánh.
   . Nomolt 5SC, Atabron 5EC dùng để trừ sâu tơ, sâu xanh ăn lá, sâu xanh da láng, sâu hồng, sâu ăn tạp,... trên rau màu và các loại cây trồng cạn.
   . Match 50ND trị sâu tơ, sâu xanh, ruồi trắng, nhện... trên rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp...
+ Chất dẫn dụ sinh dục: 
   Các chất này rất chuyên biệt, có tác dụng hấp dẫn các cá thể khác giới tính trong cùng loài.
   . Hợp chất Toba, Ruvacon, Vizubon D là những chất trích từ tuyến sinh dục cái của con ruồi đục trái cây để hấp dẫn con đực vào bẫy.
+ Thuốc trừ sâu vi sinh BT: 
   Các loại thuốc này được trích từ độc tố của vi khuẩn Bacillous thuringiensis gây hư hỏng hệ thống ruột ở các loại sâu non. Các loại thuốc dễ mua trên thị trường là BT, MVP, Biotrol, Forwardbit, Aztron, Thuricide, Biobit, Bacterin...
Nguồn: Thuốc bảo vệ thực vật

Read more…

Hỏi - đáp: Điều kiện để một sản phẩm nông dược được lưu hành trên thị trường?

Sản phẩm nông nghiệp: cà pháo,... - Ảnh minh hoạ
---------------
Nông dân hỏi:
--------------- 
- Một sản phẩm nông dược muốn được bày bán trên thị trường phải thoả mãn những điều kiện gì?
---------------------
Chuyên gia trả lời:
---------------------
- Sản phẩm này phải có tính độc cao đối với sinh vật gây hại
- An toàn đối với cây trồng, hạt giống, không ảnh hưởng đến phẩm chất nông sản.
- An toàn đối với người sử dụng, vật nuôi
- Không tích luỹ trong cơ thể sinh vật
- Không gây ung thư, quái thai hoặc các bệnh hiểm nghèo khác
- Thuốc phải có tính chọn lọc cao, ít độc đối với thiên địch.
- Thuốc phải được phân giải nhanh, không gây ô nhiễm môi trường sống.
- Thuốc phải được sử dụng dễ dàng, dễ bảo quản và chuyên chở.
- Thuốc không quá đắt tiền, phải đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thuốc phải được hội đồng khoa học nhà nước chấp nhận và phải có giấy phép của cơ quan chức năng quản lý.

Nguồn: 101 câu hỏi thuốc bảo vệ thực vật
Read more…

Hỏi - đáp: Dịch hại gây thiệt hại ra sao trong lĩnh vực nông nghiệp

Ruồi vàng - Minh hoạ loại côn trùng gây hại đối với nông nghiệp
----------------
Nông dân hỏi:
----------------
- Dịch hại gây thiệt hại ra sao trong lĩnh vực nông nghiệp?
- Trong vấn đề bảo vệ cây trồng, sử dụng thuốc hoá học có lợi, hại ra sao?
- Cách tính độ độc của thuốc đối với sinh vật?
---------------------
Chuyên gia trả lời:
---------------------
- Dịch hại là những loài sinh vật và vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, chúng có khả năng làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loại dịch hại thường thấy là sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột, nhện đỏ, tuyến trùng... Qua thống kê cho thấy thiệt hại do sâu chiếm 13,8%, do bệnh 11,6%, do cỏ dại 9,5% và phần còn lại do các nguyên nhân khác.

- Ưu điểm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự tàn phá của sâu bệnh hại.
+ Cho kết quả rõ rệt, triệt để.
+ Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách đáng kể.

- Bên cạnh ưu điểm thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng có những nhược điểm sau:
+ Dễ gây độc cho người áp dụng thuốc.
+ Để lại dư lượng trong nông sản.
+ Gây ô nhiễm môi trường sống
+ Lưu tồn lâu trong đất, nước, sinh vật...
+ Gây nên hiện tượng kháng thuốc.

- Để tính độ độc của thuốc, người ta sử dụng giá trị LD50 để biểu thị tính độc của từng loại thuốc bảo vệ thực vật, được dùng để so sánh độ độc giữa những loại thuốc với nhau. LD50 là liều gây chết 50% cá thể dùng trong thí nghiệm, thường là chuột. LD50 có thể được thí nghiệm thông qua miệng hoặc da. Đơn vị là mg hoạt chất/Kg trọng lượng vật đem thí nghiệm, giá trị này càng nhỏ thì độ độc càng cao.

Nguồn: 101 câu hỏi về bảo vệ thực vật
Read more…

Hỏi - đáp: Sâu xanh đục quả gây hại như thế nào? Làm sao để phòng trị được chúng?

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Sâu xanh đục quả gây hại như thế nào? Làm sao để phòng trị được chúng?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
Sâu xanh hại cây trồng - Ảnh:baovecaytrong.com
   Sâu xanh có phổ biến ở các vùng trồng cà chua và các cây họ cà. Ngoài ra sâu còn hại nặng trên cây bông, ngô, thuốc lá. Cây cà chua hàng năm thường bị sâu phá hoại vào các tháng 11 – 12 (cà chua đông xuân sớm) và tháng 3 – 4 (cà chua xuân hè). Sâu xanh đục quả thuộc bộ cánh phấn. Thân bướm dài khoảng 18 mm. Trứng hình nón, có nhiều gân dọc trên mặt. Sâu non có 6 tuổi, màu đen nhạt hoặc xanh lá trên cây. Sâu đẫy sức dài chừng 40mm và chuẩn bị hoá nhộng. Nhộng nhẵn bóng, màu nâu, dài 10 – 18mm, có hai gai song song ở cuối bụng. Có khoảng 3 – 4 lứa sâu trong vụ cà chua đông xuân, vòng đời của mỗi lứa trung bình 40 – 60 ngày.
   Thời gian hoạt động chủ yếu của chúng là đêm. Sau khi vũ hoá 3 – 4 ngày, chúng giao phối và đẻ trứng từng quả rải rác trên nụ và trên mặt lá. Một bướm cái có thể đẻ trên 700 trứng.
Sâu non mới nở bò phân tán và phá các bộ phận của cây, chủ yếu là các bộ phận còn non. Ở tuổi 1 – 2 sâu ăn búp, ngọn, nụ và hoa. Từ tuổi 3 trở đi, sâu thích ăn nụ và quả. Sâu đục vào bên trong quả, ăn rỗng ruột rồi chuyển sang đục quả khác. Khi lớn đẫy sức, sâu bò xuống đất hoá nhộng.
Sâu xanh hại hoa và quả chủ yếu, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất.

(*) Cách phòng trừ như sau:
- Luân canh cà chua với các loại rau khác.
- Để diệt sâu thì sau khi thu hoạch phải thu nhặt tàn dư cây trồng và để diệt nhộng trong đất thì phải cày bừa kỹ.

- Kiểm tra phát hiện kịp thời để phun thuốc vào thời kỳ trứng và sâu non mới nở chưa kịp phá hoại. Dùng các loại thuốc như đối với sâu hại rau.
Read more…

Hỏi - đáp: Biểu hiện của bệnh thối nhũn và cách phòng trừ như thế nào?

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Trong vườn bắp cải của gia đình tôi, có một số bắp lá của chúng có những vết màu nâu nhạt, dạng giọt dầu và có mùi khó ngửi. Xin cho biết đây là biểu hiện của bệnh gì và cách phòng trừ như thế nào?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
Biểu hiện bệnh thối nhũn trên bắp cải - Ảnh:baobacgiang.gov.vn
   Hiện tượng mà bạn mô tả như trên là biểu hiện của bệnh thối nhũn bắp cải. Bệnh thường thể hiện rõ sau khi cây bắp cải đã cuốn và súp lơ bắt đầu hình thành hoa, làm hoa không phát triển, lá héo và rụng. Trong mô bị bệnh ở lá, thân và hoa chứa đầy chất dính màu vàng xám chính là dịch vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có thể phá hại từ đầu bắp lan dần xuống phía dưới gốc hoặc ngược lại. Mô bệnh lan rộng rất nhanh, gây thối nhũn. Giới hạn giữa vùng mô khoẻ và mô bệnh không phân biệt rõ ràng. Khi độ ẩm cao, các lá bị bệnh thối nhũn, khi khô hạn các vết bệnh trên lá khô se, lá rất mỏng và trở thành màng trong.
   Bệnh cũng có thể làm cho phần trong của bắp cải bị thối và tạo ra các khoảng trống trong bắp. Lá ngoài cùng của cây héo rũ, cụp xuống để lộ toàn bộ bắp cải bị thối.
Trong khi bảo quản, nếu để bắp cải bị bệnh tràn lan sẽ lây sang các cây khoẻ thối hàng loạt.
Vi khuẩn gây bệnh là Erwnia carotovora sống trong điều kiện nhiệt độ 4 – 38 độ C và chết ở nhiệt độ 50 độ C. Độ chua thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi khuẩn là 7,2. Nếu khô hạn, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Vi khuẩn này có tính ký sinh yếu, xâm nhập vào cây qua các vết thương và hại trong suốt thời gian sinh trưởng của cây, lan truyền qua côn trùng. Nguồn lây bệnh đầu tiên là tàn dư của cây trồng. Chúng tồn tại và duy trì trên nhiều ký chủ khác nhau và sẽ xâm nhập gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.

(*) Các biện pháp phòng trừ:
- Phải cày bừa đất kỹ, lên luống cao và rộng, trừ loại đất cát kém giữ ẩm hay bị khô hạn, không tưới nước đủ.
- Đảm bảo chế độ luân canh phù hợp trong vài vụ với các loại cây hoa thảo, đậu đỗ, họ cà.
- Bón lót bằng phân chuồng hoai mục, không dùng phân tươi. Bón đầy đủ, xới đất thường xuyên, tránh gây xây xát và dập nát lá.

Trong quá trình chăm sóc cần nhổ bỏ cây bị bệnh, lấp hốc cây đã nhổ bằng vôi bột và đất mới. Khi tưới phải tưới trực tiếp vào rãnh hoặc gốc, không tưới trực tiếp vào bắp. Dùng thuốc hoá học phòng trừ, loại bỏ cây bị bệnh trong khi thu hoạch để tránh lây lan trong quá trình vận chuyển và cất giữ.
Read more…

Hỏi - đáp: Trên lá, thân và củ khoai tây xuất hiện các vết nhỏ màu xanh thẫm, dần dần chuyển sang màu nâu, hình bán nguyệt là triệu chứng của bệnh gì, cách phòng trừ như thế nào?

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Trên lá, thân và củ khoai tây xuất hiện các vết nhỏ màu xanh thẫm, dần dần chuyển sang màu nâu, hình bán nguyệt là triệu chứng của bệnh gì, cách phòng trừ như thế nào?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
----------------------
Củ khoai tây - Ảnh minh hoạ
   Đây là triệu chứng của bệnh mốc sương rất phổ biến, gây hại lớn nhất ở các vùng trồng cà chua, khoai tây. Năm nào bệnh cũng xuất hiện gây hại, có năm bệnh hại nghiêm trọng làm giảm 40 – 50% năng suất, hại khoai tây và cà chua chính vụ là chủ yếu.
   Những dấu hiệu như bạn mô tả ở trên chính là những vết bệnh. Vết này sẽ lớn dẫn và lan ra khắp lá, cành cây, thân cây, màu nâu sẫm không có hình dạng nhất định. Trên củ khoai tây, vết bệnh hơi lõm, cắt ngang củ bị bệnh thấy mô tế bào xung quanh củ biến màu nâu.
   Bệnh này ở quả cà chua có các triệu chứng như: vết bệnh ban đầu nhỏ, màu xanh thẫm, sau to dần màu nâu sẫm, hơi lõm. Nhìn bên ngoài vết bệnh cứng, nhăn nheo nhưng bên trong đã thối nhũn.
   Khi trời ẩm hoặc có sương mù vào buổi sáng, ở mặt dưới của lá và xung quanh vết bệnh xuất hiện các đám nấm màu trắng xám. Gây ra bệnh này là do nấm Phytophthora infestans. Sự phát sinh, phát triển của bệnh chịu tác động lớn của ôn độ và ẩm độ. Trong đó, ẩm độ là yếu tố cần thiết để bào tử nảy mầm xâm nhập vào các mô tế bào cây. Chỉ khi bề mặt của những bộ phận cây như lá, thân, cành, quả… được thấm ướt, độ ẩm không khí từ 75% trở lên, nhiệt độ từ 8 – 25 độ C thì bào tử mới hình thành. Thời gian tiềm dục của nấm cũng phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ.
Trong thời kỳ sinh trưởng của khoai tây ngoài đồng ruộng, bào tử nấm lan truyền nhờ gió hoặc nước mưa.

(*) Để phòng trừ, ta làm như sau:
- Luân canh khoai tây, cà chua với các cây trồng họ khác.
- Chọn hạt giống cà chua và củ giống khoai tây ở những cây khoẻ không bị bệnh.
-Trong quá trình bảo quản giống phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những củ bị bệnh, thối. Trước khi xếp khoai bảo quẩn có thể rắc vôi bột hoặc TMTD lên giàn.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của thời tiết từ đầu tháng 12 trở đi để kịp thời xử lý khi bệnh xuất hiện. Có thể phun phòng 5 – 7 ngày trước hoặc sau đợt gió mùa đông bắc (nếu có mưa phùn kèm theo) hoặc khi bị bệnh bắt đầu xuất hiện bằng một trong  các loại thuốc sau: Boóc đô 1/100, Zineb pha nồng độ 4/1000 hoặc sunphat nồng độ 0,02%
Read more…

Hỏi - đáp: Tôi nghe nói về bệnh thối khô củ khoai tây, lại có cả bệnh thối ướt củ koai tây. Chúng có gì giống và khác nhau? Cách phòng trị thế nào?

------------------
Nông dân hỏi:
------------------
Tôi nghe nói về bệnh thối khô củ khoai tây, lại có  cả bệnh thối ướt củ koai tây. Chúng có gì giống và khác nhau? Cách phòng trị thế nào?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
Khoai tây - Ảnh minh hoạ
   Cả hai bệnh này đều chủ yếu gây hại trong giai đoạn cất giữ, bảo quản để giống. Bệnh thối khôiz hại phổ biên sở những nơi bảo quản kém và gây ra tổn thất lớn.
   Lúc đầu, trên củ khoai tây xuất hiện các vết bệnh nhỏ, hình dạng khác nhau, màu xám tro hoặc nâu, hơi lõm xuống. Vết bệnh trên trong màu nâu, khô xốp, sau lan dần hết củ. Vỏ củ ở vết bệnh nhăn nheo tạo thành những vòng tròn, nổi lên lớp nấm màu trắng xám hoặc vàng hoặc hơi hồng. Ruột củ bị bệnh dần dần thối khô, màu nâu sẫm, sần sùi. Khi độ ẩm thấp, các củ thối khô rắn chắc, vỏ nhăn nheo, tóp lại, ruột khô thành lớp bột trắng bẩn, có nhiều lỗ.
   Bệnh thối kho do nhiều loại nấm thuộc loài Fusarium SP gây ra, chủ yếu là nấm Fusarium solani. Bệnh phát sinh phát triển nặng nhẹ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu và ngoại cảnh trong thời gian bảo quản. Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển là nhiệt độ 17 – 25 độ C, độ ẩm không khí 50 – 80 %, nơi bảo quản ẩm thấp. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua các vết xây xát trên củ.
Bệnh thối ướt củ khoai tây biểu hiện ban đầu là hình tròn nhỏ, đường kính 3 – 5 mm, màu tối nâu Khi ấn mạnh sẽ có nước bên trong chảy ra. Điểm bệnh phát triển rộng, có khi toàn bộ củ bị bệnh. Củ bị bệnh, thịt củ thối rữa, chảy nước, chỉ còn lại vỏ mỏng nhăn nheo. Nếu bệnh thối ướt do cả vi khuẩn và nấm gây ra, nước chảy ra càng nhiều và có mùi hôi thối rất khó chịu.
Bệnh này phát triển mạnh trong các tháng 7, 8 khi nhiệt độ cao, độ ẩm không khí bão hoà, củ khoai bị xây xát.

(*) Biện pháp phòng trừ cả hai bệnh thối khô và thối ướt củ khoai tây như sau:
- Không lấy những củ khoai tây ở những ruộng bị bệnh mốc sương, đốm vòng để làm giống vụ sau.
- Thu hoạch khoai để làm giống vào những ngày khô ráo, tránh xây xát trong khi vận chuyển.
- Sau khi thu hoạch nên rải (xếp) củ thành một lớp dày khoảng 10 cm để hong khô trước khi đưa vào kho cất giữ. Vào cuối tháng, chọn lại một lần nữa, loại bỏ những củ bệnh rồi mới đưa lên giàn. Tránh xếp khoai chồng chất nhiều củ lên nhau, nên xếp thành từng lớp trên giàn để giảm nhẹ mức độ bị bệnh.
- Nơi để giống phải cao ráo, thoáng mát.
- Theo dõi kiểm tra thường xuyên trong quá trình để giống để chọn bỏ những củ bị bệnh và phun trừ dịch bệnh.

- Làm vệ sinh sạch sẽ giàn để giống, phun khử trùng bằng BoócĐô 1 % hoặc rắc TMTD hoặc vôi bột trước khi xếp khoai lên giàn.

Giáp Kiều Hưng
Read more…

Hỏi - đáp: Xin chuyên gia cho chúng tôi biết cách sử dụng một số biện pháp sinh học để trừ sâu bệnh hại cây?

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Xin chuyên gia cho chúng tôi biết cách sử dụng một số biện pháp sinh học để trừ sâu bệnh hại cây?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------

1. Dùng virut trừ sâu hại.
  Sử dụng Virut có ích để diệt trừ sâu hại là một trong những biện pháp trừ sâu được cả thế giới quan tâm từ rất lâu. Chúng ta biết rằng nếu con người và động vật đều bị sâu bệnh thì sâu cũng vậy. Kẻ thù của sâu chính là những virut có ích. Ở những vùng nóng, ẩm như nước ta, virut có ích gây bệnh cho sâu hại rất phổ biến. Lợi dụng đặc điểm này, các nhà khoa học đã tạo ra một phương pháp trừ sâu rất tốt và lại có tác dụng bảo vệ môi trường.
  Để sản xuất thuốc trừ sâu thuốc trừ sâu bằng virut, người ta thường thu thập những con sâu bị bệnh về phòng thí nghiệm rồi nghiền nhỏ, đun sôi và đem phun ra ruộng. Cũng có nhiều người không thu thập ở ngoài đồng mà nuôi cấy sâu nhiễm ngay ở trong phòng thí nghiệm để lấy sau chế biến thuốc. Dụng cụ và quy trình chế tạo thuốc cũng khá phức tạp. Chúng ta có thể tham khảo mô hình sau:
 
Sơ đồ 1: Các bước sản xuất thuốc thảo mộc
   Khi sử dụng thuốc, điều cơ bản là phải xem xét tình hình cụ thể để quyết định liều lượng thích hợp. Nếu sâu làm nguyên liệu thì dùng khoảng 600 – 800 con để phun cho 1 ha. Nếu sâu lớn thì chỉ cần 250 – 300 con/ha. Lượng sâu đó nghiền nhỏ rồi pha với 600 lít nước để phun cho 1 ha. Để tăng thêm hiệu lực của thuốc, ta có thể thêm vào dung dịch phun 5% đường đen.

  Sau khi phun khoảng 1 tuần thì có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc. Triệu chứng của sâu bị nhiễm Virut là thân sâu nở phình ra, da trở nên mỏng, trong và dễ vỡ. Khi lớp da vỡ ra thì sâu sẽ chết. Khi chết đít sâu vẫn dính ở cành. Trong cơ thể sâu chết có rất nhiều virut, đây chính là nguyên liệu để các nhà sản xuất chế tạo thuốc trừ sâu virut.

2. Trừ sâu bằng chế phẩm BT
  Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis (BT) được phát hiện vào năm 1915. BT là một loại thực khuẩn có khả năng gây bệnh đối với côn trùng. Tận dụng khả năng này, các nhà sinh học đã chế tạo thành công chế phẩm BT để phòng trừ sâu hại. Hiện nay, chế phẩm BT được sử dụng rộng rãi ở khắp các nước trên thế giới. Trên thị trường hiện nay có khoảng 30 loại chế phẩm có nguồn gốc từ vi khuẩn BT.
  Tác dụng tiêu diệt của chế phẩm BT với sâu bọ rất cao. Nó diệt được hai trăm loại sâu bệnh và không ảnh hưởng đến con người và động vật. Thuốc BT tác dụng vào sâu hại bằng con đường tiêu hoá. Sâu bệnh ăn phải BT thì sẽ ngừng ăn và chết sau vài phút. Đặc biệt, chế phẩm BT còn tiêu diệt được cả những loại sâu đã “nhờn” thuốc trừ sâu hoá học.
  Chế phẩm BT được sử dụng nhiều ở nước ta nhưng hầu hết đó là những sản phẩm nhập từ nước  ngoài. Ở Việt Nam, hiện nay chỉ sản xuất được một số lượng rất ít và hiệu quả diệt chưa cao. Để sản xuất và đưa chế phẩm BT vào sản xuất nông nghiệp, nhà nước ta đã có dự án VNM 9510 – 017 về việc khuyến khích nghiên cứu thử nghiệm một vài loại BT mang đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện nước ta.
  Vi khuẩn Baccillous Thiringiengis mang trong mình nội độc tố delta (delta endotoxin). Nội độc tố delta hình thành cùng với sự hình thành bào tử vi khuẩn, và chất độc sẽ được phát tán ra bên ngoài khi tế bào vi khuẩn bị vỡ ra. Điểm đặc biệt của chất độc này là không tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao và muốn hoà tan độc tố này thì phải sử dụng môi trường kiềm. Chỉ khi được hoà tan thì nội độc tố delta mới phát huy tác dụng. Ngoài nội độc tố delta, vi khuẩn BT còn sản sinh ra ngoại độc tố alpha, beta và một số enzim có tác dụng diệt sâu bọ như Loxitilnaza, C-bitinaza, Proteaza.
  Độc tố của vi khuẩn BT tác dụng vào sâu thông qua đường tiêu hoá để làm rối loạn các mô ở ruột sâu bọ. Trong cơ thể sâu bọ chúng sản sinh (bằng cách nhân đôi) rất nhanh làm cho sâu nhanh chóng bị tiêu diệt.
  Để sản xuất chế phẩm BT thì phải tuân thủ các tiêu chuẩn như: Chế phẩm phải đảm bảo các quy định quốc tế, có hiệu quả diệt sâu cao, dễ bảo quản và sử dụng, không gây độc đối với người, động vật và các loại côn trùng có ích.
  Khi sử dụng thì pha 1 lít chế phẩm BT với 30 lít nước (có thể cho thêm phụ gia bám dính) rồi phun lên cây vào những buổi trời mát, ánh sáng yếu. Lưu ý rằng, không nên phun chế phẩm BT lên lá dâu nuôi tằm.

3. Trừ sâu bằng hỗn hợp Virut + BT
  Hỗn hợp virut + BT là một loại thuốc trừ sâu có phạm vi sử dụng rộng rãi, hiệu lực trừ sâu cao. Virut + BT đồng thời khắc phục được những điểm yếu của chúng. Hỗn hợp này xâm nhập vào cơ thể sâu thông qua đường miệng rồi sinh sôi nảy nở làm các mô tế bào của sâu bị phá huỷ và làm cho sâu bị chết.
  Phạm vi phòng trừ của chế phẩm hỗn hợp này khá rộng. Nó tiêu diệt sâu keo, sâu đục thân, sâu cuốn lá trên cây lương thực, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng ở cây họ rau. Ngoài ra, các loại sâu róm hại thông; sâu đục quả táo, lê; sâu róm, sâu đo hại chè cũng bị hỗn hợp này tiêu diệt.
  Để phát huy hiệu quả của thuốc và tránh sự lãng phí không cần thiết, người ta thường dùng 0,8 – 1,6 lít chế phẩm pha với 800 lít nước để phun cho 1 ha. Do chế phẩm hỗn hợp này bị ánh sáng làm mất tác dụng nên người ta thường phun thuốc vào những lúc trời mát, ánh sáng yếu (thường là sau 4h chiều). Hỗn hợp này có tác dụng cao đối với sâu non vì vậy nên chọn thời điểm sâu vừa mới nở để phun thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.
  Dưới đây là một vài tiêu chí sử dụng chế phẩm tổng hợp Virus + BT đối với một số loài sâu cụ thể:
Sơ đồ 2 - Cách dùng chế phẩm
   Khi sử dụng chế phẩm Virut + BT người nông dân cũng cần phải lưu ý đến một vài điểm như:
- Bảo quản, cất giữ nơi khô ráo, thoáng mát, không có ánh sáng mạnh chiếu vào.
- Không nên dùng hỗn hợp này cùng với các loại thuốc trừ sâu hoá học khác.
- Không nên sử dụng khi trời còn nắng to mà phải đợi sau khoảng 4h chiều.
- Không nên phun thuốc vào vườn dâu nuôi tằm.
- Nên phun bổ sung nếu như trong 3 ngày sau lần phun chính thì trời đổ mưa, vì mưa là cho thuốc bị rửa trôi.

4. Diệt chuột bằng bả sinh học
  Chuột là loài vật có mặt từ rất lâu trong cuộc sống. Chúng xuất hiện và gây hại đến mùa màng, nhà cửa, kho tàng… chúng còn là tác nhân lan truyền bệnh dịch cho con người. Để diệt chuột người ta đã tìm được nhiều biện pháp khác nhau, một trong số đó là phương pháp diệt chuột bằng bả sinh học hay đó là biện pháp sử dụng vi sinh vật để diệt chuột.
  Ở nước ta, từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XXX, viện bảo vệ thực vật đã tìm cách nghiên cứu và thử nghiệm một loại bả sinh học lấy chủng vi khuẩn Isachenko làm nguyên liệu chính. Vi khuẩn này gây độc đối với chuột nhưng lại không ảnh hưởng đến người và động vật cũng như không làm ô nhiễm môi trường. Ngày 26 – 2- 1998 qua nhiều lần thử nghiệm Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ra quyết định số 39/1998/QĐ-BNN-BVTV chính thức công nhận thuốc diệt chuột bằng bả sinh học. Từ đó bả sinh học diệt chuột đã được áp dụng phổ biến vào thực hiện.
  Đối tượngchính của bả diệt chuột sinh học là các loài chuột gây hại nhiều như: chuột đồng, chuột nhà, chuột nhắt, chuột cống… Hiệu quả diệt chuột của bả tương đối cao. Tuỳ vào liều lượng bả đặt và loại chuột mà hiệu quả xê dịch trong khoảng 75 – 100%. Sau khi ăn bả 4 – 10 ngày chuột sẽ bị chết rất nhiều. Tuỳ vào mật độ của chuột mà quyết định lượng bả cần đặt, tốt nhất là nên đặt với liều lượng 1 – 2g/1 con chuột. Bả diệt chuột sinh học không chỉ gây chết đối với những con chuột trực tiếp ăn bả mà còn lây nhiễm sang những con chuột không ăn bả trong đàn. Nhờ vậy mà hiệu quả diệt chuột của bả sinh học tăng lên. Mặt khác, bả sinh học có đặc thù hấp dẫn chuột, không làm cho chuột sợ hoặc ngán bả nên dễ sử dụng.
  Đối với chuột,bả sinh học có độc tính cao nhưng đối với người và các gia súc gia cầm khác bả lại hông hề gây hại. Điều này khác với các loại bả hoá học khác có thể làm chết người, chết gia súc và gia cầm.
  Để tiêu diệt chuột trong một khu vực nhất định, người ta thường đặt bả theo kiểu bao vây (tức là đặt bả khép kín khu vực cần xử lý). Đặt bả tên các mô để chuột dễ nhận thấy, mỗi mô đặt khoảng 15  - 20g bả. Khoảng cách giữa các mô cũng không cố định, nếu mật độ chuột nhiều thì khoảng cách là 4 -5 m, nếu chuột ít thì khoảng cách là 6 – 7m. Với cách đặt như thế này, mỗi hecta lượng bả sẽ xê dịch trong khoảng từ 2 – 5 kg bả.
  Bả sinh học dễ bị mất tác dụng nếu gặp ánh sáng trực tiếp. Vì vậy nên đặt bả vào những chỗ bóng râm hoặc lúc chiều tối. Người sản xuất thường gói bả vào trong các túi nilon, phía trong túi là thóc đã được tẩm bả. Vì vậy khi xé bỏ túi ni lông thì nên sử dụng hết, nếu để lâu thì hiệu quả sẽ không cao.
  Chuột ăn bả một lần là có thể nhiễm bệnh. Khi nhiễm bệnh chuột sẽ bị ỉa chảy, đái dắt liên tục, thân nhiệt giảm xuống, đồng từ giãn to, phần bụng bị xệ xuống, chuyển động không có phương hướng, trọng lượng bị giảm sút nhanh chóng… sau một thời gian thì bị chết. Các thức chất thải của chuột bệnh sẽ gây bệnh tiếp cho những con chuột khoẻ mạnh khác nếu chúng ăn phải. Cứ như thế dần dần cả đàn chuột sẽ bị tiêu diệt.
  Nếu bảo quản tốt thì bả có thể cất giữ được lâu. Để ở nơi có nhiệt độ từ 8 – 16 độ C thì sau 6 tháng bả vẫn giữ nguyên hiệu lực, bảo quản trong hầm lạnh thì 1 năm sau vẫn dùng tôt, còn nếu không có điều kiện thì nên dùng ngay, chậm nhất sau 15 ngày.

5. Nấm Metarhizium (M) và Beauveria (B) trong việc tiêu diệt côn trùng có hại.
  Nấm Metarhizium anisopliae sorok và nấm Beauveria bassiana Unill là hai loại nấm có những chất độc rất mạnh có khả năng tiêu diệt côn trùng. Trên thế giới người ta đã chế biến và sử dụng hai loại nấm này từ cách đây khoảng 1 thế kỷ. Ở nước ta, cách đây 30 năm các nhà sinh học và nông học đã thử chế tạo để diệt trừ châu chấu, rầy nâu, mọt, mối… Đến nay ở nước ta đã thu thập được 10 chủng Metarzium và 18 chủng Beauveria từ nhiều loại côn trùng khác nhau.
  Để sản xuất ra chế phẩm có khả năng tiêu diệt côn trùng, người ta phải tiến hành một quy trình sản xuất bao gồm nhiều bước:
  Đầu tiên người ta nuôi giống nấm trong môi trường dinh dưỡng (Czapek Dox, Saburo) với thời gian 7 ngày. Sau đó người ta nhân giống và sản xuất nấm một cách đại trà. Để sản xuất đại trà người ta sử dụng môi trường cám, bột đậu, bột ngô và đường. Ở nhiệt độ 25 – 30 độ C, độ ẩm từ 65 – 85 % nấm phát triển rất mạnh. Sau khoảng 2 tuần người ta đã có thể lấy nấm để sử dụng trực tiếp hoặc chế biến đóng gói để sử dụng lâu dài.
  Khi sử dụng người ta pha 200g nấm trong 5 lít nước rồi lọc nước bỏ bã. Cho thêm vào nước 0,05% hoá chất và 3 % dầu thực vật rồi trộn đều và tiến hành phun.
  Căn cứ vào loại cây, thời gian sinh trưởng của cây và các loài sâu để quyết định liều dùng hợp lý. Thông thường người ta sử dụng 5 – 7 kg chế phẩm để phun cho 1 ha cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa màu.
   Qua nhiều thử nghiệm, người ta chứng minh hiệu quả diệt trừ cao của hỗn hợp M và B. Ở Tiền Giang, sau khi phun 10 ngày với liều lượg 6,8.1013 bào tử/ha thì có 58,7 – 67,3 % rầy nâu bị tiêu diệt. Sau 20 ngày phun thuốc ở một số ruộng đay đạt 74 – 76,7%. Tại Vũng Tàu, phun chế phẩm với liều lượng 5.1013 bào tử/ha thì sau 15 ngày hiệu lực diệt trừ được 91,2%. Ngoài ra, các chế phẩm của hai loại nấm này có thể diệt trừ sâu róm hại thông, trừ mối. Chế phẩm Ma.TV 93 có khả năng diệt trừ mối hại vải và hại thông. Sau khi bón vào gốc khoảng 6 tháng thì có thể diệt sâu 85 – 100%.

6. Trừ bệnh cho cây bằng chế phẩm từ nấm Trichoderma.
  Nấm trichoderma là một loại nấm đất. Do có đặc tính ức chế sự phát triển của một số loài bệnh hại nên được chế biến thành một loại thuốc sinh học bảo vệ môi trường. Đối tượng tác động chính của nấm này là các loại nấm gây hại cho cây trồng như Rhizoctonia, Fusarium, Seleorum, Pythium, Vertieillium, Botrytis…
  Khi nghiên cứu cơ chế tác động của nấm trichoderma, các nhà khoa học đã tìm ra được những độc tố làm cho nấm hại bị chết. Không những thế, nấm Trichoderma còn sản sinh ra các loại men phân huỷ Glucose, Xellulose. Nhờ đó đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cho cây trồng sinh trưởng tốt.
  Về chức năng trừ bệnh, chế phẩm từ nấm trichoderma tiêu diệt nấm Rhizotonia gây bệnh khô vằn ở ngô. Một số loài nấm gây chết héo ở lạc, ở đậu tương và một số loài rau bao gồm: Rhizoctonia, Fusarium, Seleorum, Pythium, Vertieillium, Botrytis… cũng bị chế phẩm từ nấm Trichoderma tiêu diệt.
  Để sản xuất các chế phẩm, người ta thường tiến hành ở quy mô vừa phải. Bước đầu tiên là phải thu thập mẫu nấm và tiến hành phân loại nấm. Sau đó chọn ra loại nấm trichoderma cần sử dụng rồi đem chúng vào môi trường nuôi cấy (chủ yếu là nuôi cấy trong môi trường khác). Sau khi đã có đủ số lượng cần thiết, người ta tách chúng rồi phơi xấy khô ở nhiệt độ 30 – 45 độ C. Bước tiếp theo là tiến hành đóng gói để sử dụng và bảo quản lâu dài.

  Phương pháp tốt nhất để chế phẩm Trichoderma phát huy tối đa năng lực là bón trực tiếp xuống đất trước khi tiến hành trồng cây. Người ta thường trộn chế phẩm với phân chuồng hoai rồi rải đều vào luống, sau đó phủ nhẹ một lớp đất mỏng rồi mới tiến hành gieo trồng. Liều dùng hợp lý cho một sào Bắc bộ là 3 – 4 kg chế phẩm. Nếu dùng để phòng chống nấm hại cho cây ăn quả thì lấy 1 kg chế phẩm trộn với 10kg cám gạo và 40 kg phân chuồng hoai, sau đó tạo một rãnh xung quanh gốc rồi thả phân xuống và lấp đất lên trên.
Chuyên gia: Giáp Kiều Hưng
Read more…

Hỏi đáp - Thuốc trừ sâu được chế từ thảo mộc. Xin chuyên gia nói rõ về những loại thuốc này?

------------------
Nông dân hỏi:
------------------
Tôi được biết hiện nay ở nước ta có nhiều loại thuốc trừ sâu được chế từ thảo mộc. Xin chuyên gia nói rõ về những loại thuốc này.
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
Minh hoạ thuốc trừ sâu thảo mộc - Ảnh: vtc16.vn
  Những loại thuốc trừ sâu được chế từ thảo mộc chủ yếu ở nước ta hiện nay gồm có:

1. Thuốc chế biến từ cây xoan dâu:
  Công dụng:
  Thuốc chế biến từ lá, quả cây xoan dâu (tên khoa học là Milia azedorach L) có tác dụng diệt trừ sâu, rệp. Nó ít độc đối với động vật và côn trùng có ích.
  Một số sản phẩm của thuốc:
- Dung dịch lá xoan: Lấy lá xoan khô ngâm một ngày trong nước vôi với tỷ lệ 1 kg lá khô / 10 lít nước. Sau đó ngâm đủ thời gian thì vò nát rồi lọc lấy dung dịch. Khi sử dụng thì thêm 0,1 % xà phòng hoặc 0,005% saliman rồi mới đem phun.
- Bột quả xoan: Lấy quả xoan sắp chín phơi khô và nghiền nhỏ thành bột. Khi sử dụng thì thêm 5% saliman.
  Cách sử dụng:
  Liều dùng cho 1ha là 28kg bột lá xoan. Cách pha chế như sau: Cứ 1kg pha vào 10 lít nước, ngâm trong 1 ngày rồi lọc kỹ. Sau đó pha thêm 10 lít nước lã và 5 gam saliman hoặc ít bột xà phòng. Như vậy để phun cho 1ha thì phải dùng 28 kg bột lá xoan pha trong 560 lít nước cộng với 140g saliman.
  Thuốc phun sẽ có hiệu quả nếu phun vào lúc mát trời. Thuốc có tác dụng trừ sâu cuốn lá, rệp, sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ. Mức trung bình thuốc có diệt tới 50 – 60% sâu nhưng nếu pha thêm vào thuốc một ít hoá chất trừ sâu thì hiệu quả tiêu diệt sẽ tăng lên 80 – 90% sâu. 3 – 5 ngày sau khi phun thuốc mới phát huy năng lực diệt sâu.
  Trong hai loại sản phẩm của thuốc chế từ cây xoan, dung dịch lá là sản phẩm có hiệu quả trừ sâu hơn bột quả.

2. Thuốc chế biến từ hạt cây củ đậu:
  Tên khoa học của cây củ đậu là Pachyrhizus erossus Urb. Đây là một loại cây rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Củ đậu là một loại cây thực phẩm có tính mát, vị ngọt, nhiều nước, tinh bột và các vitamin. Người ta chủ yếu khai thác củ nên trong khi trồng đậu người nông dân không cho ra hoa, ra hạt. Sở dĩ có điều này còn bởi vì hạt củ đậu có 3 % là các độc tố như: Rotenone, Phachyzhizion, Tephorosin, Muderoue và một số loại chất độc khác. Những chất độc này có tác dụng diệt trừ sâu bọ. Vì vậy nó được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu.
  Phạm vi sử dụng của thuốc trừ sâu chế từ hạt củ đậu đương đối rộng. Trên rau họ thập tự (bắp cải, xu hào…) thuốc diệt sâu tơ, sâu xanh, bướm trắng, rệp, bọ nhảy. Trên rau muống thuốc diệt sâu ba ba. Thuốc còn có tác dụng diệt bọ xít đùi to, bọ nẹt… Có hại đối với sâu phá hoại nhưng thuốc lại không hề ảnh hưởng đến các loại sâu có ích cho mùa màng. Vì vậy việc dùng thuốc từ hạt củ đậu sẽ được ứng dụng ngày càng rộng rãi.
  Để chế tạo hạt củ đậu thành thuốc trừ sâu, người ta thường làm theo 2 cách để cho ra 2 loại chế phẩm.
  Người ta dùng các dung môi hữu cơ để tách chiết các chất độc có trong hạt củ đậu. Sau đó cho thêm các chất phụ gia rồi chế biến thành dạng lỏng. Có sản phẩm xong người ta thường đóng vào chai để có thể sử dụng lâu dài. Sản phẩm thuốc lỏng này có ưu điểm là dễ sử dụng, hiệu quả diệt sâu cao còn nhược điểm của nó là quá trình chế tạo phức tạp và khá tốn kém. Vì vậy việc chế tạo và sử dụng sản phẩm này còn đang được cân nhắc.
  Người ta phơi khô hạt củ đậu rồi nghiền nhỏ thành dạng bột. Sau đó cho thêm 5 % chất phụ gia như: Chất bám dính, chất chống lắng… trộn đều lên là đã tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm của loại sản phẩm này là dễ chế tạo, dễ vận chuyển và dễ sử dụng, hiệu quả trừ sâu khá cao. Tuy vậy, nó cũng có hạn chế là lượng thuốc sử dụng tương đối nhiều và đôi khi phải lọc bỏ bã thì mới phun được. Nhược điểm nào có thể khắc phục được nếu trong quá trình xay, nghiền phải làm cho bột thật mịn để có thể phun thẳng không qua lọc. Trong việc sử dụng hàng ngày, dạng thuốc bột này thường được hoà với nước, đổ vào bình phun rồi tiến hành phun.
  Người ta lấy 200 – 250 g thuốc dạng bột rồi pha với 1 lít nước. Sau khi ngâm khoảng 12 tiếng thì dùng vải màn lọc bỏ bã chỉ lấy nước. Tiếp đó, hoà thứ nước thu được với 10 lít nước lã rồi đem phun. (Lưu ý: nếu bột mịn thì có thể phun trực tiếp mà không cần lọc). Khi phun phải chú ý phun đều, có khi còn phải phun ở mặt dưới lá. Để thuốc có thể phát huy hiệu quả, việc phun theo liều lượng cần phải được chú ý. Căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của cây để phun hợp lý. Ví dụ: cây mới lớn thì lượng dung dịch phun là 1 – 1,5 bình/sào Bắc Bộ, còn cây trưởng thành thì phải dùng 2 – 3 bình/sào. Một điểm lưu ý nữa là nên luân phiên phun nhiều loại thuốc khác nhau để tránh hiện tượng sâu nhờn thuốc.
  Thuốc trừ sâu hạt củ đậu tác động đến sâu theo 3 hướng:
- Trực tiếp tác động vào sâu bằng con đường tiếp xúc. Nếu sâu bị dính thuốc thì sẽ nhanh chóng bị chết. Tuy nhiên, thuốc chỉ phát huy hiệu quả mạnh nhất khi nó còn ướt. Nếu thuốc đã khô thì khả năng diệt trừ không cao.
- Thuốc dính lại trên lá cây sẽ khiến cho sâu không ăn lá. Đây là hiện tượng “gây ngán” cho sâu. Nếu lá đã bị dính thuốc thì đến cả những con sâu tham ăn nhất cũng phải bỏ đi.
- Quan sát thực tế, người ta thấy rằng những ruộng rau đã phun thuốc thì côn trùng, sâu bọ có hại không dám bén mảng đến. Hiệu quả nhất theo hướng này là xua đuổi được sâu tơ, sâu non, bướm sâu ra khỏi ruộng, lượng trứng âu cũng giảm đi khoảng 20 – 30% so với ruộng không phun.

3. Chế phẩm thuốc sâu từ cây ruốc cá (dây mật).
  Tên khoa học của cây này là Derriss spp, hiện nay đã trồng được bốn loài để khai thác và chế biến thuốc trừ sâu.
  Thuốc trừ sâu từ cây dây mật có hiệu quả diệt trừ khá cao. Trừ sâu tơ đạt hiệu quả 70 – 80%, trừ rầy xanh hạt chè đạt được 70%, trừ rệp hại bông có hiệu quả 70 – 80%... Ngoài ra, thuốc trừ sâu này pha với một ít thuốc hoá học có thể diệt sâu ba hại rau muống, có khả năng làm chậm tốc độ sinh trưởng của sâu tơ, rệp hại cây bông…
  Với hiệu quả cao như thế, cây Ruốc cá được trồng ở một số nơi. Quy trình trồng và chế biến cũng tương đối phức tạp.
  Để trồng cây, đầu tiên người ta cắt cành rồi đem nhúng vào dung dịch 2,4 Damine sau đo đem giâm. Sau khoảng 30 – 40 ngày chăm sóc thì có thể đem cây ra trồng ở nơi định sẵn. Người ta thường đem trồng vào hố, khoảng cách giữa các cây khoảng 60 – 70 cm. Thời gian có thể thu hoạch được cây Ruốc cá tính từ khi trồng kéo dài khoảng 17 – 23 tháng. Trong thời giầnny, vào khoảng 1 năm đầu tiên thì nên chăm sóc và bón phân thật cẩn thận. Ở những nơi đất xấu, người ta thường bón khoảng 5 – 7 tấn phân chuồng và 30 – 40 kg Ure/ha. Các sản phẩm thuốc trừ sâu lấy rễ cây làm nguyên liệu để chế tạo khi thu hoạch người ta nhổ rễ cây rồi hong  kho đem chế biến. Nếu cần bảo quản để sử dngj lâu dài thì nên chặt bỏ từng miếng dài khoảng 2 – 3 cm.
   Sản phẩm chế biến từ rễ cây cũng có hai dạng lỏng và dạng bột. Để tạo ra thuốc lỏng, người sản xuất ngâm rễ cây rồi giã hoặc vắt để lấy nước. Sau đó cho thêm một ít chất phụ gia vào thuốc. Mọi việc xong xuôi là có thể đem phun. Dạng thứ hai là dạng bột. Bột được nghiền nhỏ từ rễ cây, khi sử dụng cũng phải trộn, ngâm rồi mới phun. Với dạng bột, liều lượng sử dụng là khoảng 5 – 7 kg bột/ha/. Và tuỳ vào mật độ sâu để quyết định lượng nước hoà tan. Thông thường người ta sử dụng 400 – 500 lít nước. Phải bảo quản bột nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Chế phấm từ cây thuốc lá.
  Thuốc lá, thuốc lào là những cây khá phổ biến. Ngoài chức năng làm thuốc hút thì cây thuốc lá cũng có khả năng làm thuốc diệt sâu bệnh. Đối tượng tác động của thuốc trừ sâu loại này khá đa dạng. Trên cây lúa, thuốc diệt trừ bọ trĩ, sâu đục thân, bọ xít dài, sâu cuốn lá nhỏ… Các loại rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên rau muống, các loại sâu trên họ hoa thập tự như sâu xanh, sâu khoang, sâu khoang  ở cây táo và nhện đỏ ở cây cam, chanh… đều có thể bị diệt trừ bởi thuốc trừ sâu được chế biến từ cây thuốc lá.

  Để chế tạo thuốc người ta lấy lá cây cho vào ngâm 1 ngày trong nước lã với tỷ lệ 1 kg lá/20-40 lít nước. Sau đó vớt ra nghiền nhỏ rồi lọc lấy nước đem đi phun.
Read more…

Hỏi - đáp: Có những biện pháp kỹ thuật cơ bản nào để phòng trừ sâu bệnh ở cây trồng nói chung? Xin chuyên gia phân tích cụ thể?

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Sâu bệnh hại cây trồng - Ảnh: sonongnghiepkiengiang.gov.vn
Có những biện pháp kỹ thuật cơ bản nào để phòng trừ sâu bệnh ở cây trồng nói chung? Xin chuyên gia phân tích cụ thể?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------

  Sau khi trồng cây, nếu sâu bệnh xuất hiện cần có biện pháp xử lý đúng nhất. Tuỳ tình hình cụ thể và dựa trên cơ sở hệ sinh thái đồng ruộng để chọn các biện pháp giải quyết. Về cơ bản, có những biện pháp kỹ thuật sau:
1. Biện pháp thủ công:
- Người làm vườn, trồng rau từ lâu đã có ý thức bắt giết sâu, ngắt bỏ lá bị rệp đen, lá úa vàng hoặc ngọn bắp xoăn quăn nhằm làm cho ruộng rau sạch đẹp, xanh tốt. Đây là biện pháp vừa không tốn kém, vừa an toàn cho người và gia súc, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực. Yêu cầu biện pháp này là phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp trong quá trình làm cỏ, chăm sóc, thu hoạch.
2. Biện pháp vật lý:
- Người ta tiến hành trừ sâu bằng bẫy đèn hay bả có mùi vị dựa trên đặc điểm của các loại sâu hại.
- Đối với một số loại sâu hại cây thực phẩm như sâu tơ, sâu xanh, sâu đục quả đậu đỗ có xu hướng ưa ánh sáng nhẹ. Vì thế, vào ban đêm có thể bắt bướm và các loại sâu khác bằng đèn vào thời điểm chúng lộ ra hoặc dùng bả chua ngọt để bắt bướm, sâu khoang, sâu xám…
3. Biện pháp sinh học:
- Trên đồng ruộng nói chung và ruộng rau nói riêng, ngoài các loại sâu hại, còn có rất nhiều loài côn trùng, vi sinh vật, nấm có ích… được gọi chung là các thiên địch (natural enemy). Các loại thiên địch  này góp phần khống chế các loại dịch hại rau vì chúng bắt các loại sâu hại làm thức ăn.
-  Biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại phải là việc sử dụng, bảo vệ và duy trì thúc đẩy sự phát triển của thiên địch trong hệ sinh thái đồng ruộng cây thực phẩm. Trước hết phải hạn chế và dần tiến tới loại bỏ diệt sâu nhộng. Nói cách khác, phải sử dụng nhiều biện pháp khác trong đồng ruộng nhằm loại dần việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây thực phẩm. Điều này rất quan trọng vì nó liên quan tới việc bảo vệ sức khoẻ của con người vì thực phẩm là nguồn thức ăn hàng ngày, cung cấp sinh tố, đạm, đường thực vật. Trong đó, có nhiều loại rau ăn tươi, không qua chế biến.
- Các loại thuốc vi sinh trừ sâu cho cây thực phẩm hay được dùng như BT (Nacillus Thuringiensis) hiện đã được sản xuất và sử dụng phổ biến ở nước ta cùng với một số loại thuốc thảo mộc chiết xuất từ một số cây như thuốc Rotenon.
- Có thể nói biện pháp sinh học là biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lại dễ thực hiện mà vẫn bảo tồn và sử dụng được các loài thiên địch trên ruộng rau.
4. Biện pháp hoá học:
- Khi sử dụng biện pháp này đối với các loại cây rau phải đặc biệt lưu ý làm sao đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và môi trường, tránh xảy ra những trường hợp ngộ độc rau do thuốc trừ sâu.
- Trước đây, do thiếu hiểu biết về phòng trừ tổng hợp cũng như chưa nhận thức hết được mặt trái của việc sử dụng thuốc hoá học để bảo vệ cây trồng nên người nông dân đã dùng thuốc một cách bừa bãi. Để khắc phục những rủi ro do thuốc gây ra, cần chú ý một số điểm sau:
+ Phải áp dụng một cách nghiêm túc các biện pháp canh tác giống, thủ công, sinh học, vật lý.
+ Căn cứ vào việc điều tra, quan sát hệ sinh thái ruộng rau để có những giải pháp đúng quyết định có dùng thuốc hay không dùng thuốc. Phải biết kết hợp nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là bộ phận thiên địch, điều kiện thời tiết khí hậu tại thời điểm điều tra đồng ruộng. Không nên quyết định dùng thuốc nếu chỉ dựa vào mật độ sâu hại. Cần cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu:
+ Nếu trường hợp phải dùng biện pháp hoá học cần đảm bảo:
+) Chỉ sử dụng những loại thuốc đặc hiệu cho rau.
+) Đảm bảo thời gian cách ly
+) Không phun thuốc vào rau khi sắp thu hoạch kể cả khi mật độ sâu cao. Thay vào đó, dùng biện pháp thủ công để bắt sâu,

+) Nếu ta hạn chế được việc phun thuốc trừ sâu ngay từ đầu vụ, sẽ bảo vệ được một số lượng thiên địch và thúc đẩy chúng phát triển cùng với quá trình phát triển của rau góp phần khống chế sâu hại.
Read more…

Hỏi - đáp: Những tác hại do rầy xám gây ra đối với cây rau muống là gì và làm thế nào để phòng trừ chúng?

-------------------------------
Nông dân hỏi:
-------------------------------
Những tác hại do rầy xám gây ra đối với cây rau muống là gì và làm thế nào để phòng trừ chúng?
-------------------------------
Chuyên gia trả lời:
-------------------------------
  Rầy xám hay muội xám thuộc bộ cánh đều, họ muội bay. Nó hại rau muống và nhiều loại cây trồng khác.
  Rầy trưởng thành có hai dạng cánh dài và cánh ngắn, kích thước nhỏ bé. Rầy cánh dài màu xám sáng dài từ 3 – 5 mm. Rầy cánh ngắn màu xám sẫm dài từ 2 - 4 mm. Rầy có đặc tính nhảy, cả rầy non gây hại chủ yếu. Chúng hút nhựa ở phần non của cây rau muống nhất là phần ngọn và các lá bánh tẻ. Nếu rầy hại ngọn rau non sẽ làm rau xoăn lại, lá rau cong, thô, cụp xuống. Mức độ hại càng lớn nếu mất độ rầy càng cao. Nếu rầy hại vào lúc rau đã vươn cao, sắp cho thu hoạch thì lá rau sẽ biến vàng, lá rụng dần còn trơ lại cuống hoặc lá bị khô cháy từng đám, năng suất giảm nhiều và chất lượng kém…
  Rầy xám hoạt động mạnh vào buổi tối, từ 20 – 21 giờ. Ban ngày khi nắng to, rầy nấp ở dưới mặt lá, sát mặt nước. Khi có động chúng nhảy luôn xuống nước rồi lại bò ngay lên trên cây. Rầy ưa ánh sáng đèn. Rầy cái đẻ trứng ở mô biểu bì ở mặt dưới lá. Rầy non có 5 tuổi. Vòng đời của một lứa rầy tuỳ thuộc vào nhiệt độ trong giai đoạn sinh trưởng của rau, trung bình 26 – 27 ngày. Vòng đời sâu ngắn vào các tháng nóng, nhiệt độ cao và ngược lại. Có 8 – 9 lứa rầy trong một vụ rau muống. Rầy xám phát sinh gây hại từ tháng 3 nhưng các tháng đầu mật độ rất thấp. Mật độ tăng dần từ tháng 6 cho đến cuối vụ. Các lứa rầy trong tháng 9, 10 thường gây hại nặng hơn cả, có khi gây hiện tượng cháy từng đám trên ruộng rau muống. Khi rầy đã xuất hiện, nếu bón nhiều đạm thì mức độ hại càng lớn và ở những đồng đất màu mỡ, úng nước, rầy cũng thường tập trung phá mạnh hơn.
(*) Để phòng trừ, cần:
- Bố trí các ruộng để giống rau muống qua đông (rau muống lưu xơ) trên cùng một khu đồng để tiến hành chăm sóc, tạo điều kiện cho giống khoẻ.
- Phải kiểm tra thường xuyên trong suốt thời vụ rau để theo dõi, phát hiện rầy ở những ruộng muống xơ, nơi màu mỡ.
- Bón tỷ lệ đạm cân đối với số lượng phân chuồng. Khi rầy trưởng thành rộ, dùng vợt bắt để giảm số lượng rầy cho lứa sau.
- Khi có rầy, cần tháo ngập nước, không để ruộng khô cạn.

- Luân canh rau muống với các cây trồng họ khác. Phải hạn chế và tiến tới không dùng thuốc để trừ rầy, vì dùng nhiều sẽ diệt hết nguồn thiên địch như bọ rùa đỏ vốn lấy rầy làm thức ăn chủ yếu.
Read more…

Hỏi đáp - Sâu ba ba và bọ rùa kim tuyến có phải là một không? Chúng hại rau gì là chủ yếu, biện pháp phòng trừ...

-----------------
Nông dân hỏi:
-----------------
Sâu ba ba và bọ rùa kim tuyến có phải là một không? Chúng hại rau gì là chủ yếu và làm thế nào để phòng trừ? Xin chuyên gia phân tích giúp?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
  Sâu ba ba còn gọi là bọ rùa kim tuyến, là sâu hại chủ yếu đối với rau muống. Chúng phát sinh phổ biến ở những vùng trồng rau muống và gây hại nghiêm trọng.
  Bọ rùa trưởng thành có hình dạng bầu dục dài 4 – 5mm, trông hơi giống con ba ba nên được gọi là sâu ba ba. Phiến lưng ngực và cánh màu xanh trong suốt, có các vân hình võng rất rõ, các bộ phận cònlại có màu xanh óng ánh như kim tuyến. Bọ trưởng thành hoạt động khi trời ấm, nhiệt độ cao. Chúng giao phối và đẻ trứng trên lá rau vào khoảng tháng 3, đầu tháng 4. Từ tháng 5 trở đi, bọ rùa gây hại nặng hơn và nặng nhất vào các tháng 7,8,9,10. Sâu còn có tính giả chết, sâu non mới nở ít hoạt động, chỉ ăn biểu bì lá. Càng lớn, sâu càng phá mạnh. Sâu non đẫy sức dùng đuôi dính vào lá và hoá nhộng ở lưng lá.
  Nói chung, cả sâu non và sâu trưởng thành đều gây hại cho rau muống. Sâu gặm biểu bì lá làm lá thủng lỗ chỗ, ảnh hưởng tới khả năng quang hợp, làm giảm năng suất. Nếu số sâu dày có thể làm mất trắng cả một lứa rau, hoặc toàn bộ ruộng rau trở nên xơ xác, cằn cỗi. Sâu phá nặng hơn nữa ở những ruộng rau xấu, kém phát triển.
(*) Biện pháp phòng trừ:
- Làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để tiêu diệt nguồn sâu qua đông và làm cỏ thường xuyên trong ruộng, tăng cường chăm sóc để rau phát triển tốt.
- Thực hiện luân canh với các cây trồng khác để giảm nguồn sâu chu chuyển từ vụ trước sang vụ sau.

- Nếu mật độ sâu dày, trồng rau gần nguồn nước tưới tiêu để có thể tháo nước vào ruộng ngập ngọn rau và ngâm trong vài giờ. Sau đó, tháo nước. Làm như vậy sẽ có tác dụng diệt sâu cao.
Read more…