Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí canh trong sản xuất cây rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng - LVTS

  VRS giới thiệu đến bạn đọc đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ canh và khí canh trong sản xuất cây rau cải xanh, xà lách ở Hải Phòng".
  
  Mục đích của tài liệu này là:
- Đánh giá được ảnh hưởng của kỹ thuật thuỷ canh, khí canh đến tỷ lệ nẩy mầm, khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cải xanh, xà lách.
- Xác định được hệ thống thuỷ canh tối ưu cho quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cải xanh, xà lách.
- Xác định được chế độ thời gian phun giãn đoạn dung dịch tạo màn sương dinh dưỡng thích hợp nhất cho cây cải xanh, xà lách sinh trưởng phát triển.
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của kỹ thuật thuỷ canh, khí canh đến độ an toàn của rau cải xanh, xà lách.
- Sơ bộ tính giá thành sản phẩm rau cải xanh, xà lách thuỷ canh, khí canh.

Read more…

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật thuỷ canh NFT trong sản xuất rau xà lách an toàn trên địa bàn Hà Nội - LVTS

  Rau xanh là loại thực phẩm cần thiết và không thể thiếu của mỗi con người, nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ giúp cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, tiểu đường,... Một số loại rau được xem như loại thực phẩm chức năng, được sử dụng như dược liệu quý giúp tăng cường sức khoẻ và ngăn ngừa bệnh tật.


Read more…

Quy trình trồng cà chua, xà lách bằng phương pháp thuỷ canh đơn giản trên cát

Trồng cà chua bằng phương pháp thuỷ canh. Trong ảnh: PP Thuỷ canh nhỏ giọt
  Cà chua, xà lách và một số loại rau, quả thông thường có thể trồng bằng phương pháp truyền thồng (thổ canh) hoặc bằng phương pháp hiện đại (thuỷ canh). Phương pháp thổ canh cho năng suất cao, sản phẩm chất lượng,... nếu trồng đúng mùa vụ và công tác chăm sóc bảo vệ thực vật tốt. Ngược lại, trồng trái vụ thì năng suất giảm đáng kể và gần như không có hiệu quả. Trong khi đó, phương pháp thuỷ canh thì lại khác, công nghệ này hỗ trợ người làm vườn trồng được rất nhiều loại rau, củ, quả trái mùa, vụ trong điều kiện nhà kính, nhà màng, nhà lưới mà vẫn đảm bảo năng suất, hiệu quả cao.
  Với nhiều ưu điểm, ngày nay phương pháp trồng rau bằng công nghệ thuỷ canh ngày càng được áp dụng nhiều. Có thể trồng thuỷ canh kiểu hồi lưu (động), không hồi lưu (tĩnh), nhỏ giọt,... trên nền các giá thể khác nhau như tro trấu, mùn dừa, bọt núi lửa,... Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng nhưng đều cho những kết quả khả  quan.
Read more…

Thuỷ canh cây cà chua

   Nói đến công dụng của rau quả ta không thể bỏ qua công dụng của cà chua. Đó là một loại quả mọng, khi chín có màu đỏ. Màu đỏ của cà chua cho thấy hàm lượng vitamin rất cao, trung bình 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng 13% nhu cầu hàng ngày về vittamin A, B6, C. Ngoài các vitamin B1, B2, cà chua còn rất giàu các chất vi lượng như Ca, Fe, K, P, Mg, Ni, Co, I, các acid hữu cơ... Chính vì thế mà cà chua được xem là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Sắc tố lycopen trong cà chua, cùng với b-caroten được xem là những chất chống oxy hoá cao, vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch máu. Lycopen có tác dụng chống thoái hoá hoàng điểm, giảm mùa hoà.
Read more…

Công nghệ thuỷ canh

  Thuỷ canh là công nghệ trồng cây không cần đất. Có thể trồng được các loại rau ngắn ngày như rau ăn lá, rau ăn quả,... và các loại hoa, kiểng,...
  Không giống như phương pháp canh tác truyền thống, thuỷ canh có nhiều ưu điểm hơn và đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất cả ở thế giới và Việt Nam.
Read more…

Hướng dẫn pha dung dịch thủy canh theo công thức Hoagland bằng hình ảnh

   Đây là bài hướng dẫn của anh tuongkha(1) - thành viên diễn đàn vuonrauxanh.vn hướng dẫn cách pha dung dịch thuỷ canh theo công thức Hoagland. Bài này tương tự bài của bác Sâu rau(2) đã đăng trên website tại link này hoặc link này
   Mời các bạn quan tâm xem tại đây.
------------------------------------------------
Read more…

Thuỷ canh không hồi lưu và cách trồng cây bằng phương pháp này

1. Thuỷ canh không hồi lưu:
1.1. Giới thiệu
   Thuỷ canh là phương pháp trồng không dùng đất mà thay vào đó là dùng dung dịch dinh dưỡng để cung cấp các chất đa, trung và vi lượng cho cây trồng. Với phương pháp này thì ai cũng có thể trồng được rau miễn là nơi đó có đủ ánh sáng và có không gian trồng, không nhất thiết là phải có đất. Do đó, có thể thấy ban công, sân thượng cũng là một địa điểm lý tưởng để trồng cây.
   Hiện nay phương pháp thuỷ canh gồm nhiều dạng: Thuỷ canh tĩnh (không hồi lưu dung dịch), Thuỷ canh động (hồi lưu dung dịch) và Khí canh.
   Trong 3 phương pháp trên thì phương pháp thuỷ canh tĩnh là một trong nhiều phương pháp thuỷ canh đã và đang được áp dụng phổ biến hiện nay do mức độ áp dụng dễ dàng, giá thành rẻ hơn so với 2 phương pháp còn lại. 
Trồng cải thuỷ tinh tĩnh - Ảnh: huongnghiep
1.2. Ưu điểm
  Thuỷ canh tĩnh có nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm dễ nhận thấy nhất. Đó là:
- Là phương pháp ứng dụng công nghệ cao.
- Thích nghi với nhiều điều kiện trồng khác nhau.
- Giảm thiểu sức lao động so với phương pháp truyền thống, đặc biệt ở những khâu nặng nhọc như làm đất, nhổ cỏ, tưới nước, bón phân...
- Hiệu quả cao: một phần là do có thể trồng nhiều vụ trong năm, trồng liên tục và trồng gối vụ (trồng trái mùa cùng nhà kính), ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Phần khác là do cây được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (khả năng này điều chỉnh rất linh hoạt với từng loại cây). Với khả năng như vậy thì năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với phương pháp trồng truyền thống là điều dễ hiểu.
- Ít sâu bệnh
- Phương pháp này cho sản phẩm là nông sản sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng.

1.3. Hạn chế của kỹ thuật thủy canh
   Thuỷ canh ưu điểm nhiều nhưng nhược điểm cũng không ít. Một số nhược điểm thường thấy là:
- Hạn chế về loại cây trồng: hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.
- Giá thành cao do chi phí đầu tư ban đầu về mặt hoá chất, nhà kính, thiết bị đo đạc,... cũng như chưa làm chủ được hoàn toàn công nghệ nên.

2. Cách trồng cây bằng phương pháp này như sau:
2.1. Vật liệu
- Có thể trồng trên nhiều loại vật liệu như thùng xốp, thùng sơn, bình nhựa 5 lít,... Tuy nhiên, để hiệu quả nên chọn trồng trên thùng xốp vì giá thành rẻ, rộng rãi, giữ nhiệt tốt và sạch sẽ.
- Nylon đen hay màng phủ nông nghiệp để phủ lót thùng xốp nhằm mục đích giữ nhiệt, tạo môi trường tối để rễ cây phát triển tốt nhất.
- Rọ nhựa chuyên dụng hoặc đơn giản có thể sử dụng loại cốc dùng 1 lần bán theo lô giá rẻ rồi đục lỗ xung quanh cho rễ cây đâm ra và lót lưới xung quanh tránh giá thể rơi ra dung dịch.
- Giá thể như trấu hun, xơ dừa, mùn dừa, mút xốp, sỏi nhẹ...
- Hoá chất và nước sạch để pha hoặc dung dịch dinh dưỡng bán sẵn trên thị trường.
Mặt trên thùng xốp - khoét lỗ vừa các rọ nhựa


Rọ nhựa chuyên dụng

Rọ nhựa dùng 1 lần, đục lỗ tròn

2.2. Cách làm
- Tìm địa điểm
  Đặt trực tiếp trên sàn ban công, sân thượng hay bất cứ chỗ nào có đủ ánh sáng và không gian cần thiết.
  Tốt nhất nên làm giá đỡ bằng gỗ, tuýp nước hay thép chữ V bán sẵn trên thị trường. Nếu không tự làm được có thể nhờ thợ làm giúp. Mục đích làm giá vừa sạch, đẹp lại vệ sinh dễ dàng.
- Làm nhà lưới
  Để có hiệu quả cao nhất (năng suất cao, ít tốn công bắt sâu, phun thuốc thì nên mua lưới để che chắn côn trùng xung quanh và tránh mưa nặng hạt bên trên. 
- Lót nylon đen, khoét lỗ hộp xốp
  Hộp xốp phải được lót nylon đen vào đáy và xung quanh hộp trước khi đổ nước vào hộp. Nylon đen có tác dụng giữ dung dịch và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của rễ cây.
  Tiến hành khoét lỗ để đặt rọ trồng. Số lỗ tùy theo mật độ trồng và loại cây. Với cây cà chua thường khoét từ 2-4 lỗ, cây rau diếp, xà lách có thể khoét 6-9 lỗ, rau muống rau cải có thể khoét 9 - 12 lỗ tùy từng loại rau. Lỗ khoét có đường kính bằng với đường kính rọ nhựa.
- Cho giá thể vào rọ
   Sau khi khoét lỗ, lấp đầy giá thể vào rọ nhựa. Nếu dùng trấu hun hoặc xơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi cho giá thể vào rọ. Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn.
- Cho rọ nhựa vào lỗ
   Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.

2.3.Dung dịch
- Dùng dung dịch bán sẵn nếu trồng ít
- Nên mua hoá chất và học cách pha trên mạng theo công thức có sẵn.
   Tại sao lại nên tự pha hoá chất vì dung dịch bán sẵn thường là loại pha để dùng cho nhiều loại cây. Mỗi loại cây lại cần một công thức riêng để cho kết quả tốt nhất. Công thức cho từng loại cây và thích hợp với khí hậu Việt Nam các bạn có thể tự tìm trên mạng. Những công thức này đã được chuẩn hoá nhờ vào công thức của nước ngoài cộng với kinh nghiệm của những bậc tiền bối trong phương pháp trồng rau sạch thuỷ canh.
Dung dịch thuỷ canh bán sẵn

2.4. Trồng cây
   Có thể trồng cây trực tiếp từ hạt hoặc từ cây con. 
   Nếu gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm  (2 sôi 3 lạnh) khoảng 30 phút đến vài tiếng (tuỳ từng loại hạt) để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. Sau khi ngâm, vớt hạt ra rồi để ráo nước đem gieo. Mỗi rọ 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5-1cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống.
   Nếu trồng từ cây con thì tách lấy cây từ bầu gieo hạt chuyên dụng rồi cho vào rọ trồng bình thường như khi trồng cây ngoài đất. Phương pháp này có ưu điểm hơn gieo hạt trực tiếp.
   
2.5. Chăm sóc
   Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.
Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.
   Nên sục khí làm thoáng dung dịch (hoà trộn oxi vào dung dịch) vài ngày 1 lần, như thế cây sẽ phát triển tốt hơn.
   Để cây trồng phát triển tốt và an toàn đối với sức khoẻ con người, cần thường xuyên thăm/đo nồng độ dung dịch, pH, EC để điều hoà các chất có trong dung dịch. Tuỳ từng giai đoạn của cây mà tăng giảm nồng độ dung dịch (ppm) cho hợp lý. Ví dụ giai đoạn cây 2,3 lá thật thì dung dịch là bao nhiêu, khi cây có 5 - 10 lá thật (cây ăn trái) thì dung dịch bao nhiêu, khi ra hoa thế nào, khi nuôi quả ra sao... Để làm được việc này chúng ta cần nắm vững kiến thức về nồng độ dung dịch cho cây mình trồng trong từng thời kỳ và nhất thiết phải có thiết bị đo (bút do TDS, EC, giấy quỳ,...).
Bút TDS đo nồng độ dung dịch
Giầy quỳ đo pH trong dung dịch
   Với những cây ăn quả cần làm giàn cho cây khi có tua móc (bầu, bí, dưa, cà chua...) bằng các vật liệu như dây nilon, tre, nứa... Khâu này cần làm thật cẩn thận.
   Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm nom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.
   
Read more…

Kỹ thuật - Thuỷ canh rau muống


Rau muống trồng thuỷ canh - Ảnh: st


Nguồn: st
Read more…

Kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch - PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên

Kỹ thuật thủy canh và sản xuất rau sạch
do PGS.TSKH Nguyễn Xuân Nguyên chủ biên.

Bìa sách kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch
Ảnh minh hoạ: Bìa sách kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch
 Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm, hãy comment để lại email bên dưới bằng tài khoản Facebook, Yahoo, Gmail hoặc có thể soạn Email gửi về hộp thư: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên http://www.vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Mong quý vị nếu có điều kiện hãy tìm mua cuốn sách này để ủng hộ tác giả tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tập sách hay, phục vụ nền nông nghiệp Việt Nam. Xin cảm ơn quý bạn đọc.


Nguồn: sưu tầm

Read more…

Điểm khác biệt cơ bản giữa trồng thuỷ canh và thổ canh

Sự khác nhau cơ bản giữa trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh

(dung dịch dinh dưỡng) với phương pháp thổ canh (đất)

Ảnh 1: Minh hoạ trồng cây trên đất

Ảnh 2: Minh hoạ trồng cây trong dung dịch thuỷ canh

1. Về khái niệm:

- Trồng cây bằng phương pháp thuỷ canh là một kỹ thuật trồng cây không cần đất. Thực chất, đây là phương pháp cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu dưới dạng hoà tan trong nước, cả đa, trung và vi lượng. Trong phương pháp này, rễ cây được bao bọc bởi một hỗn hợp giá thể vô trùng như xơ dừa, trấu hun, nham thạch, đất nung,…
- Trồng cây bằng đất là phương pháp trồng truyền thống, nguyên thuỷ, sử dụng đất làm giá thể cũng như cung cấp chất dinh dưỡng qua phân bón vào đất.

2. Về dinh dưỡng:

- Trong phương pháp thuỷ canh, cây trồng cần dinh dưỡng nhiều hay ít trong từng giai đoạn đều được cung cấp đủ theo nhu cầu. Đủ hay thiếu dinh dưỡng đều có thể điều chỉnh ngay.
- Trong phương pháp thổ canh (đất) thì rất khó để điều chỉnh cũng như cung cấp đầy đủ cho cây trồng.

3. Về diện tích trồng:

- Trồng thuỷ canh trên cùng một diện tích trồng như thổ canh thì diện tích canh tác được nhiều hơn. Thuỷ canh thích hợp với điều kiện canh tác trật trội như trồng trên sân thượng, ban công nhà phố.

4. Về tốc độ phát triển:

- Cây trồng bằng phương pháp thuỷ canh thường phát triển nhanh hơn từ 30-50% so với trồng bằng phương pháp thổ canh. Cây lớn nhanh nhưng không bị dư lượng hoá học trên cây trồng, đảm bảo an toàn. Sở dĩ như vậy là do dinh dưỡng được cung cấp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra lượng oxy cung cấp theo phương pháp thuỷ canh cũng tốt hơn, giúp phát triển bộ rễ hơn so với trồng thổ canh.

5. Về sâu bệnh:

- Trồng bằng phương pháp thuỷ canh thì ít sâu bệnh hơn hẳn so với phương pháp trồng thông thường.
- Nếu trồng trong nhà kính và khử trùng thường xuyên thì gần như không có sâu bệnh.

6. Về thuốc bảo vệ thực vật:

- Phương pháp thuỷ canh: gần như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cần bắt bằng tay là hết sâu.
- Phương pháp thuỷ canh: Không dùng hoặc ít dùng thuốc bảo vệ thực vật nên không lo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.

7. Thời gian trồng:

- Nếu duy trì đủ điều kiện ánh sáng thích hợp, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm trong khu vườn thì ta có thể trồng cây trong suốt cả năm mà không phân biệt điều kiện khí hậu như phương pháp thổ canh truyền thống.

8. Về năng suất cây trồng.

- Đối với các cây rau quả ngắn ngày, phương pháp thuỷ canh cho năng xuất cao trong một thời gian canh tác ngắn hơn so với phương pháp truyền thống.
- Với các cây ăn quả dài ngày hoặc cây đặc thù không thể trồng bằng phương pháp thuỷ canh được. Do đó, trồng theo phương pháp thuỷ canh không thể thay thế được.

9. Về công chăm sóc:

- Về cơ bản thì trồng bằng phương pháp thổ canh nhàn hơn tuy nhiên, nếu đủ điều kiện thích hợp thì trồng bằng phương pháp thuỷ canh hoàn toàn đơn giản và tiết kiệm thời gian. Do vậy, công chăm sóc cũng giảm đáng kể.
- Có thể chọn nhiều giải pháp trồng như: thuỷ canh tĩnh, thuỷ canh hồi lưu, bán thuỷ canh tuỳ vào mục đích và nhu cầu của người trồng. Mỗi phương pháp, công chăm sóc là khác nhau.

10. Chi phí, giá thành:

- Nếu đầu tư bài bản thì phương pháp thuỷ canh sẽ có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, về lâu dài và nếu tính giá thành/sản phẩm thì phương pháp thuỷ canh có thể cho giá sản phẩm khá tối ưu.
- Tốn kém nhất trong phương pháp trồng rau là đầu tư nhà kính, hoá chất và các  vật liệu ban đầu.

11. Về độ an toàn, độ sạch của rau

- Như trên đã nói, do không hoặc ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên rau đảm bảo sạch
- Lượng hoá chất dùng trong pha chế chất dinh dưỡng đã được chuẩn hoá quốc tế nên hoàn toàn đảm bảo không bị dư lượng hoá chất trên rau.
- Có thể nói, rau trồng bằng phương pháp thuỷ canh sạch bằng rau sạch nhất trồng trên đất.

12. Các yếu tố khác:

- Về con người: Trồng bằng đất thì cần nhiều nhân công hơn.
- Về pha chế chất dinh dưỡng, nguồn gốc chất dinh dưỡng: Khó khăn đối với người mới bước vào nghề. Tuy nhiên, sau khi đã học hỏi thành công và nắm vững công nghệ thì thấy nó rất đơn giản.

Kết luận:

   Cho dù trồng trong dung dịch hay trồng trong đất thì cả hai phương pháp này đều cần phải đầu tư nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào để nâng cao năng xuất cây trồng.
   Tuỳ theo điều kiện canh tác mà chọn phương pháp thổ hay thuỷ cho phù hợp với nhu cầu của từng người, từng gia đình.
    Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nếu biết kết hợp và nắm vững kiến thức trồng rau theo từng phương pháp, thiết nghĩ các bạn sẽ có thành quả khi trồng rau với một chi phí ít tốn kém nhất.

Chúc quý vị và các bạn thành công trong nghiệp trồng rau!


Read more…

Ebooks - Kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch

Ebooks - Kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên

Xin chia sẻ với các bạn cuốn sách này. Rất hay và hữu dụng.

Ảnh: Bìa sách Kỹ thuật thuỷ canh và sản xuất rau sạch
Download tại đây:





Read more…

Vai trò của các chất (nguyên tố) dinh dưỡng trong dung dịch thuỷ canh

Vai trò của các chất (nguyên tố) dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh

Ảnh minh hoạ: Hoá chất dùng trong thuỷ canh

Có khoảng 20 nguyên tố khác nhau cho sự phát triển của thực vật. Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của mỗi nguyên tố có thể mang lợi cho cây của bạn như thế nào.

# 1 CaNO3 Calcium Nitrate
# 2 K2SO4 Kali Sulphate
# 3 KNO3 Kali Nitrate
# 4 KH2PO4 Mono Potassium Phosphate
# 5 MgSO 4 Magnesium Sulphate
# 6 TE nguyên tố vi lượng

- Đa lượng đòi hỏi với số lượng lớn.

1. Carbon (C): Thành phần của tất cả các hợp chất hữu cơ
2. Oxy (O): Được cung cấp bởi không khí và nước
3. Hydrogen (H): Kết hợp với ôxy tạo ra nước
4. Nitơ (N): Một phần của chất diệp lục, các axit amin, protein
5. Phốt pho (P): Được sử dụng trong quang hợp và gần như tất cả các khía cạnh của sự phát triển
6. Kali (K): Kích hoạt các enzym, được sử dụng trong việc hình thành đường và tinh bột
7. Canxi (Ca): Được sử dụng trong tế bào tăng trưởng và phân chia, một phần của thành tế bào
8. Magiê (Mg): Một phần của chất diệp lục, kích hoạt các enzym
9. Lưu huỳnh (S): Một phần của các axit amin và protein


- Vi lượng đòi hỏi số lượng nhỏ.

1. Bo (B): ảnh hưởng đến sản sinh quả.
2. Clo (Cl): Hỗ trợ trong việc phát triển rễ
3. Đồng (Cu): Sử dụng chất diệp lục, kích hoạt các enzym
4. Sắt (Fe): Được sử dụng trong quang hợp
5. Mangan (Mn): Một phần của chất diệp lục, kích hoạt các enzym
6. Natri (Na): Được sử dụng để di chuyển nước
7. Kẽm (Zn): Một phần của các enzyme, được sử dụng trong auxin
8. Mo (Mo): Được sử dụng trong cố định đạm
9. Niken (Ni): giải phóng nitơ
10. Coban (Co): kết cấu Nitơ
11. Silicon (Si): Làm cho thành tế bào cứng hơn, tăng cường khả năng chịu nhiệt và hạn hán.

   
Sau khi biết được vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của từng nguyên tố thì ta có thể pha chế các chất hoá học (chứa các ion nguyên tố dinh dưỡng trên) theo một trong các công thức thuỷ canh đã tuyên bố (của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu thuỷ canh trên thế giới).

Sau đây, tôi xin minh hoạ một công thức dinh dưỡng dành cho Rau:

Chất hoá học       |        Lượng (gr)
1. CaNO3                      1.500 gr
2. K2SO4                       0.115 gr
3. KNO3                        0.522 gr
4. KH2PO4                   0.348 gr
5. MgSO4                      1.120 gr
6. TE                             0.100 gr


Nồng độ dinh dưỡng:

  Khi sử dụng một cây đo EC nó rất hữu ích để tạo thành một hỗn hợp để dễ dàng quản lý để dung dịch dinh dưỡng giữ mức EC ở mức tối ưu. Để đạt được một hỗn hợp có nồng độ gấp 100 lần so với dinh dưỡng A&B trong hai thùng riêng biệt: thùng A gồm chất 1, 3 và các chất dinh dưỡng thứ 6 trong danh sách, thùng B gồm chất thứ 2, 4 và chất thứ 5 trong danh sách.

Lưu ý khi trộn dinh dưỡng của bạn:

- Điều chỉnh độ pH sau khi pha trộn chất dinh dưỡng vào nước. pH trong thủy canh rất quan trọng, cần được điều chỉnh đúng để cây hấp thụ tốt các chất trong dung dịch thủy canh.
- Khi sử dụng thiết bị đo EC / PPM, trộn theo chỉ dẫn, dần dần bổ sung thêm một lượng bằng nhau của A & - B để có được hàm lượng muối mong muốn.
   
   Hiện tượng vàng lá phía dưới chỉ ra rằng mức độ dinh dưỡng của bạn quá thấp hoặc độ pH là không chính xác.
   Đầu lá cuốn xuống, hoặc bị cháy chỉ ra rằng mức độ dinh dưỡng của bạn quá cao hoặc độ pH là không chính xác.
   Hãy nhớ rằng, khi bạn thay đổi bể chứa dinh dưỡng của bạn sử dụng các chất dinh dưỡng còn sót lại của bạn cho cây trong nhà và vườn ngoài trời.

Nguồn: vuontreobabylon
Read more…

Trồng rau thủy canh công nghệ Nhật Bản

 Trồng rau thủy canh công nghệ Nhật Bản

Ảnh minh hoạ: Rau thuỷ canh kiểu Nhật Bản

A. GIỚI THIỆU TRỒNG RAU THỦY CANH
    Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất . Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,....
    Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc hoa cây kiểng, là cách thư giãn của người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt với người lowcs tuổi, người về hưu và trẻ em

Ưu điểm của trồng thủy canh
  • Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,...
  • Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,...; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.
  • Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thừơng. Ngòai ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo ngay từ khi đang trồng vụ hiện tại), nên năng suất tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.
  • Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngòai ra phương pháp thủy canh đựơc trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh đựơc các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một khuynh hướng khác đang được các nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,... Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.
Hạn chế của kỹ thuật thủy canh:
  • Hiện nay thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.
  • Do công nghệ thủy canh cây trồng chưa được nghiên cứu, chuyển đổi phù hợp với điều kiện Việt Nam, nên hiện nay giá thành sản xuất còn khá cao. Tuy nhiên có một thực tế là rau trồng theo phương pháp truyền thống đang ngày càng đội giá lên, và tiến gần đến giá của rau được sản xuất theo công nghệ thủy canh!
Phân loại
Hiện nay các chuyên gia Việt Nam tạm chia Thủy canh ra làm 3 dạng chính sau:
  • Thủy canh không hồi lưu
  • Thủy canh hồi lưu
  • Khí canh
  • Các mô hình cải tiến khác.
B.  HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RAU THỦY CANH
1. Chuẩn bị vật liệu 
  • Thùng kỹ thuật cách nhiệt kích thước (50x35x25cm).
  • Rọ nhựa.
2. Thao tác
3. Theo dõi và chăm sóc
4. Thu hoạch và trồng mới
  • Giá thể 
  • Dung dịch dinh dưỡng và nước để pha
vật liệu trồng rau thủy canh
5. Thao tác cụ thể 
a. Mặt bằng và giá đỡ
Có thể đặt thùng thủy canh trực tiếp trên nền xi măng, ban công, sân nhà...hoặc làm giá bằng thép, tre, gỗ, nhựa và cũng có thể bằng xốp.
Chọn địa điểm để trồng nên chọn nơi có ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt.
b. Lưới
Nếu có điều kiện và tốt nhất là nên mua lưới để che chắn côn trùng. Có thể làm khung và dùng dây thép mắc như mắc màn, có để lối ra bằng cách may khóa áo để tránh côn trùng lọt vào.
trồng rau thủy canh
Thùng kỹ thuật khi mua về sắp xếp tại địa điểm trồng
Sau khi khoét lỗ, tiến hành đóng giá thể vào rọ nhựa:
  •  Nếu dùng trấu hun hoặc Scoria lẫn sơ dừa thì phải lót lưới vào trong giọ nhựa trước khi đóng giá thể. 
  • Nhúng cả rọ và giá thể vào nước sạch để những vụn nhỏ bị cuốn ra khỏi rọ. Tránh trường hợp khi tưới chúng rơi xuống vào dung dịch dưới thùng gây căn bẩn. 
  • Lắp vào lắp thùng mỗi lỗ 1 rọ rồi đậy lắp vào thùng.
c.Dung dịch 
Có rất nhiều công thưc để pha dung dịch thủy canh, ngày nay bạn có thể tìm thấy những công thức tương tự ở bất kỳ một trang web làm vườn thủy canh nào đó.
VD:
Pha cho 1000l:
  • KNO3 
  • Ca(NO3)2.5H2O 
  • MgSO4 
  • KH2PO4 
  • K2SO4 
  • KOH 
  • Fe 
  • Vi lượng khác 
Một người làm vườn có thể mua tất cả những nguyên tố này riêng rẽ và trộn chúng thành phân bón thủy canh của riêng mình. Nhưng thật không may, những phân bón để tạo ra dung dịch thủy canh trong những công thức này thường không có bán trên thị trường,nó không phải là loại phân mà bạn vẫn dùng cho trông trọt truyền thống. Vì cây trồng thủy canh hút trực tiếp các chất dinh dưỡng dưới dạng ion, trong trồng trọt truyền thống nhờ có các vi sinh vật và đất các chất dinh dưỡng bón vào được chuyển từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu để cây có thể hấp thụ. Vì vậy việc tự pha dinh dưỡng trở nên phức tạp hơn. Hiện đã có sẵn những công thức thủy canh đáng tin cậy được pha trộn từ trước. Nói chung nó hiệu quả và khá kinh tế so với việc sử dụng một công thức đã được chứng minh bao gồm tất cả các nguyên tố kể trên với một lượng chính xác cho sự phát triển của cây. Đơn giản, bạn chỉ cần thêm chúng vào nước và sử dụng.
Còn nếu bạn thực sự có điều kiện tự pha dung dịch thì nên chú ý các nguyên tắc sau:
  • Chọn nước phù hợp: nước mềm, tránh dùng nước cứng. 
  • Nhìn vào công thức ta thấy: Canxi nitrat và Magie sunphat hiện diện với liều lượng cao trong dung dịch vì thế dễ gây ra kết tủa, nên pha riêng hai chấtnày. 
  • Lần lượt hòa tan các dung dịch đa lượng, vi lượng và chất sắt vào thùng chứa khoảng 30 lít nước đã đong sẵn. 

Nếu bạn dùng dung dịch pha sẵn thì có thể bỏ qua bước này. 

d. Chuẩn bị gieo hạt

  • Trước khi tiến hành gieo hạt cần làm ẩm giá thể để đảm bảo sự duy trì độ ẩm cho hạt. Hạt trước khi đem gieo có thể ngâm trong nước ấm khoảng 90 phút để quá trình nảy mầm diễn ra tốt hơn. 
  • Gieo 1-2 hạt vào trong giá thể sâu khoảng 0,5-1cm hoặc phủ 1 lớp trấu hun ướt để cung cấp độ ẩm cho hạt giống. 
e. Theo dõi và chăm sóc
  • Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây. 
  • Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng. 
  • Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4-5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng) 
  • Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh. 
rau thủy canh
Trồng rau ăn lá, rau ăn quả tại nhà thật đơn giản , đem lại nguồn rau sạch cho bữa ăn gia đình bạn.
Sau đây Vecgroup xin giới thiệu qui trình trồng rau xà lách và rau muống thủy canh:

ƯU ĐIỂM
  • Không phải làm đất không có cỏ dại.
  • Trồng được nhiều vụ, có thể trái vụ, không cần tưới.
  • Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, trừ cỏ dại.
  • Năng suất cao hơn từ 25% đến 50%.
  • Sản phẩm hoàn toàn sạch đồng nhất.
  • Người gìa yếu trẻ em có thể tham gia có hiệu quả.
  • Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
ĐIỀU KIỆN TRỒNG
Tận dụng mặt bằng sân thượng, ban công hay khoảng sân trước nhà:
  • Ánh sáng cho cây quang hợp ít nhất 5-6 giờ trong một ngày.
  • Cần tránh nước mưa để dung dịch dinh dưỡng không bị pha loãng, có thể làm mái che bằng ni lông trắng.
  • Cần phun nước 2-3 lần vào buổi trưa nắng gắt đối với rau ăn lá.
  • Cần tránh cho cây khỏi bị nghẹt thở: Không bao giờ cho dung dịch ngập hoàn toàn bộ rễ, chừa phân nửa bộ rễ nằm trên mặt dung dịch.
A. VẬT LIỆU
  • Hộp xốp (45 x 60 x 15 cm)
  • Chất dinh dưỡng
  • Rọ nhựa gieo hột
  • Hạt rau (xà lách, rau muống, cải xanh, cải ngọt, húng quế...)
  • Xơ dừa, tro trấu
  • Bình phun nước
  • Chuẩn bị hộp xốp: Hộp xốp có sơn đen bên trong hoặc lót ni long đen để đựng dung dịch.
  •  Khoan lổ: Dùng ống nước bằng nhựa (có đường kính tương đương miệng rọ) đục lổ trên nắp hộp, số lổ phụ thuộc vào từng loại cây trồng: Rau muống, xà lách, cải xanh, ... có thể 24 lổ.
  • Chuẩn bị rọ gieo hạt: Dùng xơ dừa nhồi dưới đáy rọ, nhồi tro trấu bên trên, đặt rọ vào các lổ đã đục trên nắp hộp.
vật liệu trồng rauvật liệu trồng rauvật liệu trồng rau

                                 Chuẩn bị hộp xốp, sơn đen; Khoang lỗ trên nắp hạt; Chuẩn bị ro để gieo hạt
  • Gieo hạt: 2-3 hột vào mỗi rọ ở độ sâu khoảng 1cm
  • Pha dung dịch: Dinh dưỡng cô đặc đựng trong chai, lắc thật đều đổ vào thùng xốp, thêm đủ lượng nước theo hướng dẫn, sau đó khuấy đều. Mực nước cách miệng thùng ít nhất 2 cm.
  • Kết thúc: Đặt nắp hộp có sẳn rọ nhựa đã gieo hạt lên trên hộp xốp chứa dụng dịch dinh dưỡng, sao cho đáy rọ nhựa ngập trong dung dịch từ 1-2 cm. 

vật liệu trồng rauvật liệu trồng rauvật liệu trồng rau

                                Gieo 2 - 3 hạt vào mỗi rọ; Pha dung dịch dinh dưỡng; Đặt nấp hộp lên thùng

Lưu ý: 
   Theo dõi mực nước trong hộp xốp, cần pha dinh dưỡng thêm vào khi mực nước thấp hơn bộ rễ.

Nguồn: raucuqua.com.vn
Read more…

Ebooks tài liệu thuỷ canh - Keith Roberto

VRS trân trọng Giới thiệu cuốn Hydroponics của Keith Roberto.

Ảnh 1: Ebook thuỷ canh - How to hydroponics - Keith roberto
 Mời quý bạn đọc xem online tại đây. Nếu quý bạn đọc nào cần nghiên cứu thêm, hãy comment để lại email bên dưới bằng tài khoản Facebook, Yahoo, Gmail hoặc có thể soạn Email gửi về hộp thư: mrkanova2012@gmail.com để nhận link download. Lưu ý: Copy đầy đủ đường link tài liệu trên http://www.vuonrausach.com.vn để nhận chính xác tài liệu. Tôi sẽ gửi link donwload sớm nhất có thể cho quý bạn đọc. Mong quý vị nếu có điều kiện hãy tìm mua cuốn sách này để ủng hộ tác giả tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những tập sách hay, phục vụ nền nông nghiệp Việt Nam. Xin cảm ơn quý bạn đọc.


Nguồn: sưu tầm
Read more…

Hướng dẫn làm thùng @ trồng thuỷ canh dưa lưới, cây ăn quả ngắn ngày.

Hướng dẫn làm thùng @ trồng thuỷ canh dưa lưới, cây ăn quả ngắn ngày.


     Đọc được bài viết của anh Jackychiem - quản lý vườn: http://www.vuonrauxanh.vn , mạo muội viết bài hướng dẫn các bạn làm thùng để trồng dưa lưới (có thể trồng cây ăn quả ngắn ngày nói chung như: mướp đắng, cà chua, đậu đũa, đậu cove, mướp, khổ qua, các cây họ cà...).

    Cách làm như sau:

1. Dụng cụ:
Ảnh: Chuẩn bị dụng cụ làm thùng

- 2 thùng sơn loại 20 lít (như ảnh).
- 2 rọ nhựa loại trung (như ảnh).
- 1 thùng xốp to cỡ 40 - 60 lít.
- Keo silicon + súng bơm keo
- Khoan điện
- Mũi khoan
- Mỏ hàn hoặc cưa sắt



2. Cách làm:

    - Ướm rọ nhựa vào đáy thùng sơn như sau:

[IMG]

   - Dùng khoan điện, khoan các lỗ nhỏ xung quanh thùng (lỗ phi10 - 13, khoảng 5 hàng, mỗi hàng các lỗ cách nhau chừng 10 cm) đều nhau.
   - Dùng mỏ hàn hoặc cưa sắt để cắt đáy thùng thành lỗ có kích cỡ như hình sau (khoét lỗ làm sao không để lọt rọ nhựa vào trong thùng sơn nhé).
Mục đích: chịu lực ở bên dưới thùng sơn (đựng giá thể trồng cây), tránh gãy nắp thùng xốp.

[IMG]

   - Lắp rọ nhựa vào bên dưới thùng sơn, dán keo silicon chỗ tiếp xúc giữa rọ và thùng sơn.

[IMG]

   - Khoét tiếp lỗ thùng xốp để cho vừa 2 thùng sơn như hình sau:

[IMG]

    Như vậy, sau khi hoàn thành ta cho hỗn hợp giá thể: sơ dừa, mùn dừa, tro trấu vào để trồng cây.
Lưu ý: Dung dịch thuỷ canh đổ ngập hết phần lỗ nhỏ đã khoan quanh thùng. Hai ngày kiểm tra pH, ppm một lần để điều chỉnh cho phù hợp với từng loại cây. Đồng thời mở nắp thùng, khuấy đảo dung dịch để tăng cường lượng oxy vào dung dịch.
   Phần kỹ thuật trồng cây ăn quả dùng dung dịch thuỷ canh, ở bài viết này không đề cập đến. Cụ thể kỹ thuật trồng cây dùng dung dịch thuỷ canh tĩnh sẽ trình bày ở một bài viết khác.


Read more…

Hướng dẫn pha dung dịch thuỷ canh theo công thức của Hoangland

Pha dung dịch thuỷ canh chính xác từng vi lượng

(Bài viết của bác Sâu rau - mod dd: rausach.com.vn)

ĐỒ NGHỀ TỐI THIỂU CẦN CÓ:
Với 600k, ta mua được CÂN ĐIỆN TỬ như hình dưới.

Ảnh minh hoạ: Cân tiểu ly
    Với 2 hạt gạo tôi cân được 0.04 gram thì 0.045 g cho mỗi liều vi lượng nhỏ nhất có trong 1 lít nước cốt là Mo và CuSO4 dễ như trở bàn tay.

    Khi pha loãng nước cốt theo tỷ lệ 1 phần cốt với 99 phần nước là ta trồng được ngay. Bởi cây hút chất mỗi ngày nên dung dịch loãng dần, sẽ loãng tới mức không còn chất gì cho cây nữa. Làm sao để biết độ loãng đặc này? Xin thưa các bạn: chính là cây đo Tổng lượng phân hòa tan trong dịch như hình dưới. (Giá bây giờ là 425K tại Hóa Chất Bách Khoa, đường Tô Hiến Thành, Kios số 4 hoặc 6 gì đó.)


Số hiện trên cây đo (545 ppm) chính là liều tốt nhất cho cây ăn lá. Để dễ hiểu, tôi ví nó như độ mặn trong tô canh ta ăn hàng ngày vậy.
Nếu số đo này từ 1500 ppm trở lên có nghĩa là quá mặn. Cây rau ăn vào bị khát nước liền, chắc chắn sẽ chết rũ vì khát nước, trái lại phần lớn cây ăn trái lại thích dung dịch 1500~2000ppm.

Nước thủy cục chưa đun nấu gì ta đo được ở đầu ống khoảng 50 ppm cho tới 110 ppm. Dung dịch cho cây mà đo thấy ở mức 150 ppm là nhạt lắm. Vô duyên như húp canh không muối. Thiếu muối cây suy dinh dưỡng như con người thiếu muối, ắt mắc bệnh phù thũng, bướu cổ rồi lìa đời.

Người ưa lạt, kẻ thích mặn nhưng sự khác biệt không lớn. Cây cũng vậy, rau này thích 700 ppm, rau kia thích 350 ppm. Bởi lẽ đó 550 mmp là tốt chung cho mọi loài rau lá mỏng rễ chùm bạn nhé. Cây ăn trái đòi hỏi ppm cao hơn rau 2~4 lần tôi sẽ trình bày ở cuối bài này. 

Giấy quỳ, đo độ pH:(10k/tập, xài bét nhè cả năm)




Nhúng giấy quỳ vào nước thủy cục rồi so với bảng màu chuẩn in trên bìa tệp giấy quỳ, ta thấy nó giống màu số 7. Đây là nước trung tính. Nôm na gọi là không chua không nồng (không có tính axit cũng chẳng mang tính kiềm). Nước chanh ta uống có vị chua bởi nó có tính axit, nếu nhúng giấy quỳ vào ly đá chanh ta sẽ thấy ngả sang màu nâu, ứng với thang pH=3. Cây thích dung dịch "chua" có tính axit nhưng chỉ trong khoảng 5.5 tới 6.5. Nó kém chịu chua hơn chúng ta! Bởi vậy bạn duy trì dung dịch thủy canh ở mức pH=6.2 là tốt nhất.

Chiều dày/mảnh của mỗi vệt xanh chạy ngang tượng trưng cho 1 lượng phân đơn cây hấp thụ nhiều/ít tương ứng với các mức độ pH từ thấp tới cao ghi ở chân đồ thị.
Dưới 5.5 các bạn nhìn vùng tớ khoanh đỏ bên trái sẽ thấy cây chỉ hấp thụ được trung lượng và vi lượng: Sắt, Mangan, Bo, đồng kẽm=> cây còi cọc do ko hấp thụ được đa lượng N,P,K,Ca,Mg và duy nhất vi lượng quý nhất trong số các vi lượng là Molypdate.

Ngược lại, pH>7 cây hấp thụ đa lượng nhưng lại kém tiêu hóa Sắt, Mangan, Bo, đồng kẽm=>lá trở nên vàng vọt.

Đúng ra lời khuyên của R.Keith dải pH cây ăn đều phân từ 5.5~7.
Thực tế thủy canh pH có xu hướng tăng cao, thậm chí 1 ngày nhảy lên 1 thang pH. Bù lại sự tăng pH ta nên chọn pH 5.5~6.5.
Các thí nghiệm cho thấy đa phần các cây phát triển tốt nhất khi độ pH của ddtc ngay mức 6.2. Tuy nhiên con số này luôn bị xê dịch trong quá trình trồng. Các bạn nên thường xuyên theo dõi và điều chỉnh để có được môi trường dinh dưỡng tốt nhất cho cây. (Tớ thấy rằng một số bài viết khuyên người trồng cứ 1~2 tuần chỉnh pH 1 lần là ko phù hợp điều kiện VN)

                      Hiện nay thị trường có bán cây bút đo pH, khoảng 700k/cái. Bạn nào dư tiền thì nên mua. Nếu"yếu pin" như tôi thì chơi giấy quỳ cũng không sao.

PHA DUNG DỊCH CỐT 1X100 THEO CÔNG THỨC D.HOAGLAND:

Trên mạng có rất nhiều công thức của nhiều tác giả. Có lẽ phù hợp nhất để trồng rau trong  khí hậu và thời tiết nước ta là công thức Hoagland. Nguyên bản tiếng Anh, tác giả pha chế nhiều bước, việc chuyển đổi đơn vị qua nhiều bước sẽ làm khó hiểu và gây nhầm lẫn. Bởi vậy tôi đã chuyển thành một bước cho đơn giản như dưới đây:(Gồm 11 loại hóa chất, pha thành 3 bình, mỗi bình 1 lít).
Đơn giá mới nhất và nơi bán được các thành viên khác cập nhật cho từng loại ở đây:http://www.rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=5014 cho các bạn tham khảo.

a.BÌNH A:
         1. Ca(NO3)2·4H2O =    54,280 gram pha vào 1 lít nước. Dễ hơn pha nước chanh!

b.BÌNH B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước. Dễ như hòa nước muối ăn!)
         2.   MgSO4·7H2O      24,600 gram
         3.   KH2PO4                6,800 gram
         4.   KNO3                  25,250 gram
         5.   H3BO3                  1,430 gram
         6.   MnCl2·4H2O         0,910 gram
         7.   ZnSO4·7H2O        0,110 gram
         8.   Na2MoO4·2H2O    0,045 gram
         9.   CuSO4·5H2O        0,045  gram

c.BÌNH C: (Chỉ có 2 chất thôi , pha xong ta được Sắt liên kết gốc hữu cơ hay còn                 kêu tên nó là Fe-EDTA cho có vẻ hàn lâm. Pha đúng thì nó mang màu trà thì cây mới xơi)

        10. FeSO4 X 7H20         2,780  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng.
        11. Na-EDTA X 2H20      3,730  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt.
            Đổ dung dịch trong vắt (EDTA) vào dung dịch trà lợt (FeSO4), vừa đổ vừa quậy.
            Pha xong, dung dịch Fe-EDTA vàng hơn chút nhưng vẫn trong veo và không kết tủa là OK.
            Thêm 100ml nước sôi vào là ta được 1 lít dung dịch cốt  Fe-EDTA ở nồng độ 1x100.
        

                Với các bạn lần đầu pha Sắt EDTA thì tham khảo bài viết rất cụ thể của bạn tienlethuy ở                  đường dẫn này: http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=4989&PN=2&title=thy-canh-                 khoai-lang-trn-dn

Từng viết bởi tienlethuy

Mình mô tả cách pha nhé:
Nồng độ chuẩn cho 1 lít dung dịch dinh dưỡng:
FeSO4.7H2O: 27,8 mg/l
Na2EDTA: 37,7 mg/l
Khi pha, chúng ta luôn pha dung dịch đậm đặc để sử dụng lâu dài. Thông thường mình hay pha nồng độ như sau (nồng độ đậm đặc gấp 20 lần):
1. Cân hóa chất
           - FeSO4.7H20: 27.8 x 20 = 556 mg
           - Na2EDTA: 37.3 x 20 = 746 mg
           Tổng thể tích cuối cùng: 100 ml.
2. Cách pha:
           - Hòa tan 2 loại hóa chất trong 2 cốc riêng rẽ, khuấy đến khi tan hoàn toàn
           - Đổ chung hai cốc với nhau, vừa đổ vừa khuấy. Định mức cho đủ 100 ml.
           Dung dịch sau khi pha xong có màu vàng chanh trong suốt, để lâu ngày màu vàng sẽ đậm hơn nhưng không tủa. Tổng thời gian mình cân và pha chưa bao giờ quá nửa giờ. Như vậy, với 100 ml dung dịch FeEDTA này có thể pha cho 20 l dung dịch dinh dưỡng (5 ml dung dịch FeEDTA pha cho 1 lít dung dịch dinh dưỡng)
Hình 1. FeSO4.7H2O
Hình 2. Na2EDTA
Hình 3. Hóa chất đã hòa tan
Hình 4. Dung dịch mơi pha
Hình 5. Dung dịch mới pha sau nửa giờ.

Từng viết bởi sâurau

[QUOTE=forest]Xin cho minh gop mot chut y kien, day la hinh anh ve dung dich Fe-EDTA neu nhu pha dung

Còn đây là Fe-EDTA của tiến sỹ Keith Roberto trong trang 26 ở cuốn "How To Hydroponics" 


Cảm ơn sự góp ảnh của bạn Forest. Tuy màu sậm hơn mình pha nhưng các bạn đừng lo, vài ngày sau nó sẽ sậm như bia Heineken thôi.

Trong 2 buổi offline với Haibienhoa và các bạn ở TP.HCM, Fe-EDTA của tôi tuy có màu cam nhưng không được trong trẻo và khi pha dễ bị kết tủa chỉ vì bà xã quăng EDTA ra ngoài ban công, bị nắng chiếu và ấm ướt nên biến chất. Ngoài ra không có nước cất để pha nên một số khoáng chất có sẵn trong nước thủy cục làm dung dịch không được tinh khiết.

Tôi đã khắc phục bằng cách mua 1 hũ EDTA mới tinh khiết như trong ảnh chụp của bạn Tienlethuy.
Chỉ khác ở chỗ tôi dùng nước sôi để pha, thời gian rút ngắn từ gần 2h xuống 30 phút như bạn Tienlethuy đã làm, thu được 1 lít Fe-EDTA cốt, tỷ lệ 1x100. Rất cảm ơn sự đóng góp của chuyên gia nuôi cấy mô Lê Thủy Tiên.

PHA DUNG DỊCH ĐỂ  THỦY CANH:

Khâu này là dễ nhất, từ 3 bình cốt A,B,C tỷ lệ 1x100 pha được ở phần trên ta làm như sau. Ví dụ:
Bình dung dịch trồng là 12,5 lít thì ta dịch dấu phẩy về bên trái 2 con số ta được 0,125 lít (bằng 125 ml). 125 ml này chính là lượng nước cốt của mỗi phần A, B, C để hòa vào bình trồng rau.

Lường 10 lít nước sạch.
Pha 125 ml nước cốt trong bình B vào, quậy đều khoảng 1 phút.
Pha 125 ml nước cốt trong bình C vào, quậy đều khoảng 1 phút.
Pha 125 ml nước cốt trong bình A vào, quậy đều khoảng 1 phút

Như vậy lượng dung dịch hiện có sẽ là 10 lit nước+0.125 lít dung dịch A+0.125 lít dung dịch B+0.125 lít dung dịch C=10,375 lít.
Lượng nước sạch cần bổ xung thêm  = 12,5 lít-10,375 lít=2.125 lít nước.

  Vậy là đủ 12,5 lít dung dịch trồng. Đến đây các bạn sẽ thấy PHA DUNG DỊCH THỦY CANH THẬT ĐƠN GIẢN phải không.

Dưới đây là video hướng dẫn chi tiết cách pha dung dịch thủy canh theo công thức D.Hoagland.

Trong Video này bác sâu sẽ pha theo thứ tự Bình C trước (trong video clip Part_1), Kế đến là pha Bình B (Bao gồm 8 chất) và sau cùng là bình A chỉ  chứa riêng Ca(NO3)2 (lần lượt các file video: Part_2, Part_3, Part_4) 

Theo công thức D.Hoagland dung dịch dinh dưỡng bao gồm các chất như sau:

A. BÌNH A:
         1. Ca(NO3)2·4H2O =    54,280 gram pha vào 1 lít nước.

B. BÌNH B: (Pha chung 8 chất theo trọng lượng bảng dưới vào 1 lít nước.)
         2.   MgSO4·7H2O      24,600 gram
         3.   KH2PO4                6,800 gram
         4.   KNO3                  25,250 gram
         5.   H3BO3                  1,430 gram
         6.   MnCl2·4H2O         0,910 gram
         7.   ZnSO4·7H2O        0,110 gram
         8.   Na2MoO4·2H2O    0,045 gram
         9.   CuSO4·5H2O        0,045  gram

C. BÌNH C: (Chỉ có 2 chất, pha xong ta được Sắt liên kết gốc hữu cơ hay còn kêu tên nó là Fe-EDTA. Pha đúng thì nó mang màu trà thì cây mới xơi)

        10. FeSO4 X 7H20         2,780  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch như trà đá loãng.
        11. Na-EDTA X 2H20      3,730  gram pha vào 450ml nước sôi, dung dịch trong vắt.
            Đổ dung dịch trong vắt (EDTA) vào dung dịch trà lợt (FeSO4), vừa đổ vừa quậy.
            Pha xong, dung dịch Fe-EDTA vàng hơn chút nhưng vẫn trong veo và không kết tủa là OK.
            Thêm 100ml nước sôi vào là ta được 1 lít dung dịch cốt  Fe-EDTA ở nồng độ 1x100.

Cách sử dụng:
Vì các bình A,B,C được pha theo tỷ lệ 1/100 nên khi sử dụng ta làm như sau:
Ví dụ muốn có 10 lit dung dịch trồng cây:
Ta lấy một bình lớn chứa khoảng 9,5 lít nước, Lần lượt lấy 100ml dung dịch trong bình C hòa tan trong bình lớn, kế tiếp lấy 100ml dung dịch từ bình B hòa tan hết trong bình và sau cùng 100ml dung dịch từ bình A hòa tan trong bình lớn. Sau cùng ta thêm nước vào bình cho đủ 10lit nước là có thể sử dụng cho việc trồng cây bằng thủy canh.

Cám ơn bác Sâu rau đã hướng dẫn rất chi tiết cách thức pha dung dịch trong những lần họp mặt.
Có gì sai sót nhờ bác hiệu chỉnh lại 

(*) Video 1. Pha bình A.



(*) Video 2.


(*) Video 3.


(*) Video 4.



KHI NÀO CẦN ĐIỀU CHỈNH ĐỘ pH:

Ở những nơi có nước thủy cục thì yên tâm rằng  pH=7 theo quy định cấp nước sinh hoạt. Sau khi pha dung dịch trồng từ dung dịch cốt như bên trên đã trình bày, dùng giấy quỳ kiểm tra bạn thấy ngay là dung dịch thủy canh có pH khoảng 6.2
Như vậy bạn chẳng cần phải điều chỉnh gì nữa.

Các bạn vùng sâu vùng xa, không có nước thủy cục sẽ phải dùng nước giếng khoan, sông, suối, ao hồ để pha. Nguồn nước mỗi vùng có độ pH khác nhau, khi đó ta cần điều chỉnh độ pH.

Nguồn nước có tính kiềm, pH lớn hơn 7.Cứ pha như bình thường, sau đó thêm vài giọt axit H2SO4 vào dung dịch trồng để kéo pH xuống mức 6
Nguồn nước có tính axit, pH nhỏ hơn 6. Cứ pha như bình thường, sau đó thêm vài giọt KOH để kéo pH lên mức 6

*Lưu ý về an toàn:
H2SO4 là axit nguy hiểm, dân đánh ghen hay dùng nó để tạt tình địch, di chứng để lại thật khủng khiếp. Bởi vậy các bạn nên mua hũ nhỏ H2SO4 loãng có bán ở các tiệm phụ tùng xe máy dùng cho việc châm bình acquy. Nồng độ nó thấp, lỡ đổ vào tay mấy phút sau chỉ hơi ngứa. Giá lại rẻ nữa, khoảng 2k/hộp. Nhúng giấy quỳ thấy giấy đổi màu đỏ sậm.

KOH nồng độ thấp có bán tại các quầy gia vị thực phẩm cho chợ. Bạn cứ hỏi mua nước tro Tàu để hầm đậu mau nhừ là họ bán ngay. Đừng gọi tên hóa học (Hydroxit Kali) làm gì bởi lẽ mấy bà bán hàng có học hóa đâu mà biết. Nhúng giấy quỳ thấy giấy chuyển màu xẫm xanh đen.

TĂNG CƯỜNG OXY CHO DUNG DỊCH:
Dùng bơm sục khí hồ cá cho nó trộn khí vào dung dịch, các bà bán cá ở chợ hay xài cái này để cho cá sống lâu. Giá hiện giờ khoảng 90k/bộ, đầy đủ vòi ruột gà, vòi dẫn khí, máng lọc, dây nguồn.
Nếu không dùng thiết bị này cây sẽ chậm lớn vì rễ hơi bị thiếu oxy.
Lưu ý an toàn: Khi dùng thiết bị này, đa phần dùng nguồn 220V, dung dịch thủy canh dẫn điện rất tốt. Bởi vậy bạn phải rút phích cắm, cúp CB hoặc cúp cầu dao trước khi thay dung dịch hoặc lúc đo kiểm tra pH, ppm trong bình trồng. 

CÁC YÊU CẦU VỀ BÌNH CHỨA DUNG DỊCH TRỒNG:

Tốt nhất là hộp xốp vì nó nhẹ và cách nhiệt, màu trắng của nó phản xạ nhiệt nên dung dịch sẽ mát mẻ tốt cho bộ rễ.

Mặt trong lót nylon đen tạo thành buồng tối mới phù hợp cho rễ phát triển để hấp thụ dinh dưỡng. Hơn thế nữa nó giữ cho dung dịch ổn định vì tránh được ánh nắng chiếu vào làm xuống cấp dung dịch và như vậy dung dịch sẽ không có rêu.

Nên tạo một lỗ thăm có nắp đậy để qua lỗ này ta biết mực nước giảm do cây hút là bao nhiêu mà liệu chừng bù nước thêm. Dùng cây hút cắm qua lỗ này để lấy mẫu thử ppm và pH,như vậy ta khỏi phải nhấc nguyên cả nắp có cây trồng trên đó. Kê bình trồng lên cao một chút để khi thay dung dịch ta chỉ cần một ống hút mồi nước  theo nguyên lý bình thông nhau là xả hết dd cũ. Dung dịch mới cũng rót vào bình theo lỗ này. Với hộp trồng một số cây leo như mướp, khổ qua...bạn sẽ thấy Lỗ kỹ thuật này rất tiện dụng, không có nó thì có ngày bạn làm đứt hết tay leo hoặc rễ bị bung ra khỏi giá thể. Khi bung rễ, có thể rễ cái vẫn còn nhưng dễ tơ rất nhỏ đứt hết thì dung dịch bạn pha có ngon đến đâu thì cây vẫn "bó miệng" nhịn đói. 
   

(Còn nữa nhưng tớ muốn khò....khò rồi)

PHẦN NÂNG CAO:
Ở phần trên là dung dịch căn bản, tốt cho cây ăn lá. Trước khi ra hoa, đậu trái thì các loại cây ăn trái cũng buộc phải trải quá quá trình phát triển thân, rễ, lá, như vậy ta dùng chung công thức không thành vấn đề.

 Một khi cây ra hoa, thụ phấn, kết trái bạn phải soạn một thực đơn khác cho nó. Tùy theo loại cây mà có sự gia giảm các loại chất đã nêu ở trên. (bạn Forest hứa sẽ đóng góp dịch thuật phần này nhưng trang này ngon ăn quá, toàn con số và ký hiệu mình chơi luôn, Forest dịch phần biểu hiện thừa thiếu phân từ trang 27 đến 29 nha)
1.Hóa chất tính bằng gram pha vào 1Gallon ( bằng 3.78 lít nước).
2.Dòng in đậm trên cùng dành cho rau ăn lá.
3.Dòng in đậm thứ 2 là dành cho lúc kết trái
4.Dòng in đậm dưới cùng là dành cho lúc trổ hoa

DDTC RA HOA, DƯỠNG TRÁI.
Sâu đã nếm kỹ lưỡng Dưa leo mà bà con nông dân trồng trên đất có bón dặm NPK, hình thức trái to bóng bẩy, cắt ra thì ruột nhiều cơm mỏng, nó chỉ mát nhưng nhạt phèo.

Trái Dưa leo thủy canh, thành quả mà Taplamvuon mang tới cho Haild, Jimmytam và Sâu thưởng thức khác biệt về chất lượng với loại trên phải nói là một trời một vực (ko khác nhau về hình thức bên ngoài). Khi cắt ra, miếng dưa leo dày cơm nhưng ruột rất nhỏ, nhựa dưa leo còn tươm ra trên nhát cắt (hình chụp miếng ngon này hiện lưu trong camera của Haild). Ăn vào, các bạn khoan nuốt vội, ngậm miệng để mùi thơm xông lên khoang mũi, vị thơm nhẹ nhàng tươi mát đầy khuyến rũ sẽ làm bạn sảng khoái tới tận óc! Sự khác nhau này do đâu đã là câu hỏi khiến Sâu lạc vào quá trình tổng hợp chất của thực vật liên quan tới 5 loại vi lượng Sâu từng pha tặng taplamvuon thử nghiệm.
Phát hiện ra sự lý thú này lại khởi đầu từ suy nghĩ vớ vẩn về từ đồng nghĩa trong tiếng Anh, cái từ plant lúc mang nghĩa cây cối, khi thì mang nghĩa nhà máy, chắc chúng phải có gì tương đồng. Thật thú vị khi nghề tay phải của Sâu trên ba chục năm qua là xây dựng các nhà máy công xưởng, mỗi nhà máy cho ra một sản phẩm khác nhau từ các nguyên vật liệu khác nhau.Cây cỏ (nay là thói quen vui thú điền viên nhưng nó cũng là dự kiến trở thành nghề tay trái của Sâu khi về già) thì mỗi cây mỗi quả, hương vị mỗi lọai khác hẳn nhau nhưng chúng đều sử dụng chung 5 vi lượng. Thì ra cây là một nhà máy sản xuất hương liệu huyền diệu của thiên nhiên. Này nhé, Dưa leo sẽ có mùi dưa leo, Xoài cát mang mùi xoài cát, mãng cầu ta khác mùi mãng cầu xiêm, mít Tố nữ khác mùi với Mít dai...

Vậy thì ngoài các đa lượng ra chúng ta chỉ cần cho chúng ăn đủ 5 loại vi lượng mà Sâu sẽ liệt kê liều lượng trình bày với ACE, còn lại các nhà máy màu xanh kia sẽ tự tận tụy dâng hiến biết bao hương vị ẩm thực cho các bạn.

Mời các bạn cùng Sâu sửa soạn vi lượng cho rau cây:

BƯỚC 1 :
CuSO4 = 0.225 gr hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi.
Mo       = 0.225 gr hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi, đổ vào dd CuSO4 
H3Bo3  =7.15   gr hòa cho tan hết trong 200 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
MnCl2   =4.55  gr  hòa cho tan hết trong 200 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
ZnSO4  =0.55 gr   hòa cho tan hết trong 100 ml nước sôi, đổ vào dd ở bước trên.
Pha thêm 300 ml nước vào dung dịch trên ta được 1 lít dung dịch mẹ vi lượng.

BƯỚC 2 :  
EDTA = 16.85 gr pha trong 400 ml nước sôi, quậy cho tan hết rồi châm thêm 1.6 lít nước sạch.
FeSO4=13.9   gr pha trong 2 lít nước sạch (dễ tan nên ko phải dùng nước sôi), dd vàng đục.
Đổ 2 lít dd EDTA vào 2 lít dd FeSO4 ta được 4 lít dd mẹ chứa Fe-EDTA, dd từ đục dần chuyển qua trong vắt màu vàng nhạt.

BƯỚC 3 : 
Rót 1 lít dd mẹ ở bước 1 vào 4 lít Fe-EDTA ở bước 2 ta được 5 lít dd vi lượng dd mẹ có chứa Fe để dùng dần.


Tiếp theo là phần hòa trộn vi lượng với các hóa chất khác để điều khiển cây theo ý muốn của bạn (áp dụng cho thổ canh cũng rất hữu hiệu):

I. PHA DUNG DỊCH CHO CÂY TRỔ HOA: (chuẩn bị bình 5 lít).

1Ca(NO3)2 =5.1 gr, hòa cho tan hết trong 2 lít nước, đổ vào bình
2.KNO3        =3.5 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
3.K2SO4      =0.56 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
4.KH2PO4   =1.74 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
5.MgSO4     =3    gr,    hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình
6.Lường 150 ml dd vi lượng đã pha ở trên, đổ vào bình
7.Thêm 850 ml nước vào bình là ta có 5 lít dd đặc, khi pha dd trồng cho cây thời kỳ ra hoa các bạn có thể pha loãng ra theo tỷ lệ 1 cốt, 2 nước.

Kết quả test của Sâu:
Hoa chanh



Hoa Sao nhái:


Hoa Chuối:



Và còn nhiều hoa khác Sâu test thấy hoàn toàn như ý!


PHA DUNG DỊCH CHO CÂY DƯỠNG TRÁI:

1Ca(NO3)2 =10 gr, hòa cho tan hết trong 2 lít nước, đổ vào bình

2.KNO3        =3.5 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình

3.K2SO4      =2.13 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình

4.KH2PO4   =1.74 gr, hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình

5.MgSO4     =3    gr,    hòa cho tan hết trong 0.5 lít nước, đổ vào bình

6.Lường 150 ml dd vi lượng đã pha ở trên, đổ vào bình

7.Thêm 850 ml nước vào bình là ta có 5 lít dd đặc, khi pha dd trồng cho cây thời kỳ dưỡng trái, các bạn có thể pha loãng ra theo tỷ lệ 1 cốt, 2 nước.



Sâu show nông sản cho các bạn xem sau khi test dd dưỡng trái:

Chùm Ngây:

Chanh hương


Cây cóc 



khổ qua


cây tắc


và còn rất nhiều hoa thơm trái ngọt sẽ xuất hiện trong mảnh vườn của các bạn một khi các bạn làm theo chỉ dẫn mà Sâu đã trình bày.



Để  cân lường khi pha, mời ACE xem bảng thống kê Dtlong đã tổng hợp các liều lượng hóa chất từ 3 công thức trên cho 3 giai đoạn phát triển cây trồng LÁ/HOA/TRÁI.








         Hàng đầu STT1 mang màu xám là bình A.

                 2 hàng cuối màu nâu nhạt là bình C

                  Các hàng còn lại STT 2~10 là bình B. 

Đính chính: hàng cuối cùng đều là 3.73 gr NaEDTA nha.


MẤT CÂN BẰNG DINH DƯỠNG
Nôm na gọi là hiện tượng "lệch phân". Các nước giàu họ trang bị các đầu dò đắt tiền để biết rõ thừa gì thiếu gì trong dung dịch mà cắt giảm hoặc bổ xung thêm cho cân phân. VN còn nghèo nên ta phải chơi con mắt mang hình...sensors vậy nhé các bạn, thiếu chất nào đó sẽ biểu hiện qua lá như hình dưới:





DUNG DỊCH, ÁNH SÁNG, pH CHO TỪNG LOẠI CÂY:
Mỗi cây ưa một mức sáng, pH, ppm khác nhau, ACE tham khảo nha:

 Tên cây                                  Ánh sáng                               pH                           PPM/TDS

1.Hoa tím Phi Châu                           Sáng qua lưới cản                              6~7                                      840~1050  

2.Húng quế                                       Sáng mạnh                                        5.5~6.5                                 700~1120

3.Đậu các loại                                    Sáng mạnh                                       6                                           1400~2800

4.Cải xanh                                         Sáng mạnh, vừa                                6~6.8                                    1900~2450


5.Ớt                                                   Sáng mạnh                                       6                                          1260~1540

6.Dưa leo                                           Sáng vừa                                           5.5~6                                   1100~1750

7.Cà                                                   Sáng mạnh                                       6                                         1200~2450

8.Diếp xoăn                                       Sáng vừa                                           5.5                                      1100~1680

9.Xà lách                                          Sáng vừa                                            6~7                                    560~840
10.Kinh giới/ tía tô                            Sáng mạnh                                         6.9                                    1120~1400
11.Dưa hấu/gang                              Sáng mạnh                                         5.5~6                                1400~1750               
12.Bạc hà/ húng lủi                          Sáng mạnh/ vừa                                 5.5~6.5                              1400~1650
13.Mướp                                          Sáng vừa                                            6.5                                     1400~1650
14.Lan Cattleya                                Sáng yếu
15.Lan Cymbidium                          Sáng yếu
16.Lan Denrobium                          Sáng yếu
17.Lan Oncidium                            Sáng yếu
18.Lan Paphiopedilum
19.Lan Phalaenopsis
20. Mùi/ ngò                                   Sáng mạnh                                         5.5~7                                 560~1260 
21.Đậu phộng/lạc                           Sáng vừa                                             6~7                                    980~1260
22.Ớt tiêu                                       Sáng vừa                                             5.5~6                                 300~500
23. Hương thảo                             Sáng vừa                                              5.5~6                                 700~1120
24.Hoa hồng                                 Sáng vừa                                              5.5~6                                 1050~1750
25.Xô thơm                                  Sáng mạnh                                           5.5~6.5                               700~1120
26.Hành lá/ củ                              Sáng mạnh                                           6~7                                    980~1260
27.Bina/ cải trời                           Sáng vừa                                                6~7                                   1260~1610
28.Bí đao/ rợ                                Sáng vừa                                                5.5~7.5                              1260~1680
29.Dâu                                        Sáng vừa                                                 6                                       1260~1540
30.Bắp ngọt                                 Sáng vừa                                                6                                        840~1640
31.Cải củ                                    Sáng vừa                                                6~7                                     1260~1610
32. Xạ hương                             Sáng vừa                                                5.5~7                                  560~1120
33.Cà chua                                 Sáng mạnh                                            5.5~6.5                               1400~3500
34.Dưa hấu                                Sáng mạnh                                            5.8                                      1260~1680
35.Bí mùa hè                             Sáng mạnh                                             5.8                                      1260~1680
36. Húng lủi                             Sáng mạnh                                             6.2                                       900~1200
37.Húng cay                              Sáng mạnh                                             6.5                                       550~ 700
38. Muống 1~7 lá                    Sáng mạnh                                              5.5~6.8                                550~1200
39 Muống 7~10 lá                  Sáng mạnh                                               6.5                                       550~650
40.
41.
42
43
44
45
                           

   Nguồn: rausach.com.vn

Read more…